Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Phân loại VPS dựa trên công nghệ ảo hóa

Hiện nay có rất nhiều những dịch vụ cho thuê vps và bạn cần lựa chọn như thế nào để thể có thể thuê được vps có chất lượng tốt và ổn định nhất. Cùng nhau tìm hiểu các loại vps trên thị trường để có thể chọn được các gói dịch vụ vps tốt nhất cho mình nhé.


Có thể nói vps được tạo ra từ những công nghệ ảo hóa và phụ thuộc vào các công nghệ ảo hóa khác nhau mà việc chia sẻ tài nguyên của các vps cũng không giống nhau. Hiện nay thì có các loại vps phổ biến trên thị trường như sau:

OpenVZ hay còn gọi là Open Virtuozzo: đây là một hệ thống sử dụng các công nghệ ảo hóa và hoạt động trên các nhân Linux. Open Virtuozzo sẽ cho phép một máy chủ vật lý có thể chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Do Open Virtuozzo không được sử dụng một nhân riêng biệt nên Open Virtuozzo có tốc độ rất nhanh và có chất lượng ổn định song đây cũng là nhược điểm vô cùng nghiêm trọng của Open Virtuozzo bởi vì tất cả chỉ dùng chung một nhân. 

Không những vậy, Open Virtuozzo còn không cấp phát các bộ nhớ riêng biệt nên một bộ nhớ có thể được cấp cho nhiều vps khác nhau do đó các chủ vps không được sử dụng riêng mà phải chia sẻ cho các vps khác khi những vps đó gửi yêu cầu.

XEN được xem là một công nghệ ảo hóa mà trên cùng một máy chủ vật lý có thể chạy một lúc nhiều vps. Với XEN thì mỗi vps sẽ được chạy trên một nhân riêng do vậy mà nó có thể được xem như một máy chủ độc lập. Mỗi một XEN sẽ sở hữu một nguồn tài nguyên riêng cũng như những mỗi XEN sẽ đươc sở hữu về RAM, CPU và Dosk riêng biệt. VPS sử dụng công nghệ ảo hóa XEN có giả thành cao hơn so với công nghệ ảo Open Virtuozzo.

VMWare là một công nghệ ảo hóa của công ty VMWare, VMWare thì cho phép thực hiện quá trình ảo hóa từ phần cứng. VMWare thường được sử dụng chủ yếu trong các công ty hay những doanh nghiệp lớn mà tiêu biểu là ngân hàng.

KVM cũng được coi là một công nghệ ảo hóa cho phép thực hiện ảo hóa từ phần cứng. Do vậy, KVM cũng gần giống như XEN, chúng sẽ được cung cấp những nguồn tài nguyên riêng giúp các máy chủ không gặp vấn đề tron việc sử dụng các nguồn tài nguyên.

Những lý do khiến cho Điện toán đám mây là một sự lựa chọn thông minh


Dưới đây là những lý do khiến cho Điện toán đám mây là một sự lựa chọn thông minh

An toàn dữ liệu:

An toàn dữ liệu là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Ở một số quốc gia còn có quy định rất rõ ràng về việc lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Dễ nhận thấy rằng, việc lưu trữ ở một trung tâm dữ liệu vật lý tồn tại khá nhiều rủi ro: Hỏng phần cứng, lỗi người dùng, virus xâm nhập, thiên tai… Khi đó, hệ thống phải có cơ chế sao lưu tự động hàng ngày tại trung tâm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, onsite và offsite.

Tính sẵn sàng:

Trước đây, nhiều doanh nghiệp e ngại điện toán đám mây vì họ sợ những gì không quản lý trực tiếp được. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ sâu hơn, việc mua một hay nhiều máy chủ đặt ở văn phòng để lưu trữ web, email, lưu trữ dữ liệu, chạy phần mềm, ứng dụng… và điều hành bởi những nhân viên IT thông thường không thể đem lại tính sẵn sàng cao bằng nguồn tài nguyên từ hạ tầng điện toán đám mây công nghệ cao, được phân phối qua internet và được các chuyên gia kỹ thuật giám sát 24/24.

Kiến trúc đặc thù của điện toán đám mây cho phép tập trung những nguồn tài nguyên nhàn rỗi trong hệ thống để xử lý công việc ở nơi thiếu hụt, nâng hiệu suất lên 3-5 lần. Bên cạnh đó, khi một máy chủ trong hệ thống gặp sự cố thì máy chủ kế tiếp sẽ tự động thay thế và tăng công suất hoạt động lên, đảm bảo hệ thống có thời gian "sống" đến 99.99%.

Tốc độ và hiệu suất:

Lấy ví dụ ngay từ trung tâm dữ liệu của Long Vân, ông Ru cho biết, hệ thống này được xây dựng theo chuẩn Tier 3 - tiêu chuẩn cao nhất khi đánh giá một trung tâm dữ liệu. Hạ tầng cho tốc độ truyền tải 10Gb/s và có thể mở rộng lên 40Gb/s tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Tốc độ và hiệu suất có thể khác nhau ở các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, nhưng việc chọn lựa một hệ thống có tốc độ và hiệu suất cao sẽ mang lại nhiều lợi ích: Truy cập nhanh, hạn chế nghẽn băng thông,...

Khả năng mở rộng:

Nhu cầu tài nguyên của doanh nghiệp bạn hiện tại là bao nhiêu? 5 năm nữa là bao nhiêu? 10 năm nữa là bao nhiêu?

Đa số doanh nghiệp sẽ dễ dàng trả lời được câu số 1, ngập ngừng ở câu thứ 2 và không thể trả lời được câu thứ 3. Điện toán đám mây vẫn được xem là biểu tượng của sự linh hoạt. Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hay thu hẹp, họ có thể yêu cầu nhà cung cấp tiến hành chỉ trong vài phút. Họ không còn phải lãng phí một lượng lớn tài nguyên chỉ để dự trù cho nhu cầu trong tương lai mà không biết chính xác là bao nhiêu.

Vấn đề chi phí:

Chi phí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bỏ ra một khoản chi phí lớn để đầu tư mua máy chủ chỉ là sự khởi đầu, họ còn phải xây dựng không gian đầy đủ điều kiện về điện, độ ẩm, nhiệt độ để chứa máy chủ, chi trả phí bản quyền cho phần mềm, ứng dụng và phải thuê nhân viên IT để vận hành bộ máy đó. Đây là giải pháp rất tốn kém.

Khi chuyển lên điện toán đám mấy, các khoản chi phí đó sẽ không còn là mối lo ngại nữa vì hạ tầng và đội ngũ nhân viên vận hành sẽ do chính nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm.

Những điều cần quan tâm khi mua lại tên miền (Domain)

Mua một tên miền sẽ là một nhu cầu thiết yếu khi bạn muốn thiết lập một website bán hàng cho riêng mình. Dưới đây sẽ là những cách đơn giản nhất để bạn có được một tên miền giá rẻ uy tín từ việc mua tên miền có sẵn đến việc mặc cả mua lại tên miền của ai đó.


1. Nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng dến giá cả và giá trị của nó trước khi chọn mua tên miền

Một tên miền tốt sẽ là tên miền đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ và chứa từ khóa trong lĩnh vực của bạn. Điều đó có nghĩa là giá cả của một tên miền phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm chiều dài tổng thể, số từ, dễ đánh vần hay không, và số lưu lượng truy cập đến…  Vì thế, để được giá rẻ hơn, bạn có thể tạo ra một vài những biến thể chẳng hạn thêm một số từ nào đó ở phía trước hoặc sau. Tuy nhiên, điều này chắc chắn cũng sẽ làm giảm hiệu quả của tên miền. Ví dụ như với tên miền beautyhouse, bạn có thể sẽ phải trả số tiền đắt hơn là mybeautyhouse.

 2. Xem xét việc hợp tác với một tên miền đã được công nhận từ ICANN (tổ chức quản lý domain quốc tế)


Mặc dù điều này sẽ khiến bạn tốn thêm chi phí nhưng lại đảm bảo cho bạn sự chuyên nghiệp hơn và cam kết độ an toàn.

3. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể kiểm soát mọi khóa cạnh của tên miền khi đã sử dụng

Nhiều công ty đăng ký tên miền không cho phép bạn trực tiếp thay đổi tên miền của mình. Bạn phải nhập một yêu cầu thông qua hệ thống hỗ trợ của họ sau đó chờ đợi vài ngày để được giúp đỡ. Khi đó, chí ít những điều đơn giản như thay đổi các thẻ IPS và thay đổi tên máy chủ nên có thể được can thiệp thông qua bảng điều khiển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ có một bảng điều khiển và kiểm tra những gì các bảng điều khiển cho phép bạn làm.

4. Cần kiểm tra để xem nếu có một khoản phí phát sinh liên quan đến phát hành hoặc chuyển tên miền của bạn
Khi bạn đăng ký tên miền, nhiều công ty hosting vẫn tính lệ phí phát hành. Và họ sẽ tính thêm phí chuyển nhượng mỗi khi bạn thay đổi hosts (.com, .net, .vn, .com.vn…) Khoản phí này là hoàn toàn không cần thiết, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng khi gặp phải trường hợp này.

5. Thỏa thuận về tài khoản email miễn phí đi kèm
Nhiều công ty lưu trữ web không bao gồm email hoặc tính thêm tiền cho nó. Trong nhiều trường hợp, bạn chỉ có thể có được email chuyển tiếp. Ngay cả đối với email POP3 đơn giản, một số công ty chỉ cung cấp 1 hoặc 2 tài khoản email. Khi giao dịch, bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ có được ít nhất 15-20 tài khoản email POP3 miễn phí đi kèm với tên miền đó.

6. Chắc chắn rằng bạn có thể sử dụng máy chủ SMTP của họ cho những email gửi đi


Rất nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn đăng ký tên miền nhưng bạn sẽ không được sử dụng máy chủ gửi thư điện tử SMTP của họ để gửi mail. Một số nhà cung cấp khác lại cho phép bạn có thể gửi email thông qua máy chủ SMTP nhưng với điều kiện bạn phải sử dụng trên tài khoản email thương hiệu của họ hoặc chỉ sử dụng máy chú SMTP trên các tài khoản email cao cấp mà phải trả thêm phí.

7. Bạn nên nắm quyền kiểm soát tên miền của mình


Có không ít doanh nghiệp lưu trữ các trang web của họ với một máy chủ web mà họ đang không hài lòng vì đủ các lý do như dịch vụ kém, hóa đơn phát sinh, thời gian hoạt động không đáng tin cậy… Điều mà hầu hết họ muốn đó là chấm dứt hợp tác với bên đó mà tìm một nhà cung cấp lưu trữ web khác nhưng điều đó cũng rất khó khăn. Bạn nên khôn ngoan hơn để mình sẽ không trở thành một trong những doanh nghiệp này.

Các chuẩn giao tiếp của HDD server (máy chủ)

Hiện nay khi nhắc đến các chuẩn giao tiếp của HDD server  thì có 2 loại chuẩn phổ biến và mạnh nhất hiện nay là SATA và SAS. Trước khi SATA và SAS ra đời, SCSI (Small Computer System Interface) là chuẩn giao tiếp được dùng đầu tiên trong Server (máy chủ).  Kế đến là PATA (Parallel ATA) - chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng song song. Và hiện nay là SATA (Serial Advanced Technology Attachment) - chuẩn giao tiếp truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp và SAS (Serial Attached SCSI) – chuẩn giao tiếp có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh nhất hiện nay. Nếu đang cân nhắc chọn chuẩn giao tiếp cho HDD server thì nên lựa chọn giữa SATA hay SAS để đem lại hiệu quả công việc cao nhất.
 

Các chuẩn giao tiếp thường dùng như SCSI, SATA, SAS

SATA là chuẩn giao tiếp với công nghệ hiện tại dùng để kết nối một HDD hoặc SSD với phần còn lại của máy tính. SATA truyền dữ liệu theo dạng nối tiếp được tạo ra nhằm thay thế cho PATA – chuẩn kết nối truyền dữ liệu song song.

Như chúng ta đã biết, ưu điểm của việc truyền tải song song – PATA  so với truyền tải nối tiếp SATA chính là tốc độ cao, cùng một lúc có thể gửi đi nhiều dữ liệu. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó chính là vấn đề tạp âm nhiễu. Do có nhiều dây dẫn cùng được sử dụng nên dây này sẽ gây xuyên nhiễu sang dây khác. Để khắc phục nhược điểm của PATA nên SATA được thiết kế chỉ với một dây dẫn truyền dữ liệu và một dây tiếp nhận dữ liệu nên sẽ hạn chế được tối đa vấn đề về tạp âm nhiễu.

Với cấu tạo ít dây hơn so với những chuẩn giao tiếp cũ, chuẩn giao tiếp SATA đã giúp ích rất nhiều cho khía cạnh tỏa nhiệt của máy tính. Không gian trống nhiều sẽ giúp cho không khí lưu thông dễ dàng hơn.

Chuẩn giao tiếp SATA đã được dùng phổ biến trong vòng 10 năm trở lại đây. Bởi xét về mục đích cũng như giá cả thì nó phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.

Sự khác nhau giữa chuẩn giao tiếp SATA và SAS


SAS là một chuẩn giao tiếp mới, ra đời sau SATA nhưng nó lại mang nhiều tính năng vượt trội hơn. SAS là tiến trình phát triển song song SCSI vào một điểm đến điểm giao tiếp nối ngoại vi, trong đó các bộ điều khiển được liên kết trực tiếp vào ổ đĩa. SAS cải tiến hiệu suất hơn so với SCSI truyền thống. Nó cho phép nhiều thiết bị (hơn128 thiết bị) với các kích cỡ khác nhau được kết nối đồng thời vào cáp mỏng hơn và lâu hơn.

SAS có thể quản lý những file dữ liệu khổng lồ lên đến 32.768 biến và số lượng bản ghi phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa cứng. Ưu điểm này có thể làm đơn giản hoá khi tổ chức, xử lý và phân tích một khối lượng lớn dữ liệu vì dữ liệu chỉ chứa trong một file.

Ngoài mục đích lưu trữ, SAS còn rất mạnh trong lĩnh vực quản lý dữ liệu, cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu một cách dễ dàng. Với sức mạnh của mình, SAS còn có thể làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc, điều này giảm đi tính phức tạp trong chuẩn bị dữ liệu đối với những nhiệm vụ phân tích đòi hỏi phải làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc.

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng chuẩn giao tiếp SAS còn hạn chế so với chuẩn giao tiếp SATA bởi giá thành sản phẩm cao. Ngoài ra, để tận dụng được hết sức mạnh của chuẩn giao tiếp SAS  thì người dùng phải mất nhiều thời gian để học và hiểu được cách quản lý dữ liệu của SAS và nhiều nhiệm vụ quản lý phức tạp khác.

HDD server có gì khác so với HDD dành cho PC?

HDD (Hard Disk Drive) là dạng ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Trung tâm của ổ đĩa là một động cơ quay (Spindle), để đọc/ghi dữ liệu các nhà sản xuất đã sử dụng các bộ điều khiển truyền động (Actuator) kết hợp với các tay truyền động (Actuator Arm) điều khiển đầu đọc nhỏ (Slider and Read/Write Head) và các cơ này được điều khiển bởi một bộ vi mạch nhỏ ở ngoài, chúng điều khiển đầu đọc ghi đúng vào vị trí trên các đĩa từ (platters) khi đĩa đang quay ở tốc độ cao, đồng thời giải mã các tính hiệu từ tính thành dữ liệu mà máy tính có thể hiểu được. Đó là tổng quan về HDD thường dành cho PC (máy tính cá nhân) vậy còn HDD dành cho server thì có gì khác biệt?
 

Thật ra giữa HDD dành cho PC và HDD server  đều có chức năng dùng để lưu trữ dữ liệu, là bộ nhớ ngoài quan trọng nhất của máy tính. Nó có nhiệm vụ lưu trữ hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng và các dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng giữa PC và Sever nên có một số điểm khác nhau.

Do đối tượng sử dụng HDD server đa số là các doanh nghiệp, tổ chức nên yêu cầu HDD server phải tăng dung lượng bộ nhớ, một server có thể gắn được nhiều HDD tùy theo nhu cầu sử dụng. HDD máy chủ tốt phải giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của server.

Ngoài ra, khác với các HDD của máy PC thường có chuẩn giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên chuẩn giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM), một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu và khả năng kết nối nhiều thiết bị SAS khác trong hệ thống mạng LAN của các tổ chức, doanh nghiệp.

Những lợi thế khi mua một tên miền (Domain) đã, đang được sử dụng

Rõ ràng là bạn không muốn mua một website đang tồn tại cho công việc kinh doanh mới của mình . Việc tạo mới một website phản ánh được chính xác tầm nhìn kinh doanh của bạn, nhưng khi mua một tên miền đang tồn tại lại khác, nó có nhiều thuận lợi hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho một tên miền mới, bạn có thể sẽ thấy một tên miền có sẵn với mức giá không quá chênh lệch với tên miền mới. Tên miền đang tồn tại sẽ đem lại nhiều lợi thế.

Một trong những lợi thế đầu tiên của tên miền đang sẵn có là nó đã có lưu lượng truy cập đến. Dĩ nhiên lượng truy cập sẽ thay đổi lớn dựa vào những gì người sở hữu hiện tại đã tiến hành để quảng bá nhưng tên miền mới cũng sẽ dẫn đến một lượng truy cập nhất định nào đó.

Lợi thế nữa đến từ việc tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm. Nhiều người sở hữu tên miền cuối cùng đã phải dành một chút thời gian tối ưu tên miền cho các công cụ tìm kiếm. Những người sở hữu khác lại mất nhiều thời gian và công sức tập trung vào các từ khoá và đảm bảo tên miền được liệt kê trong công cụ tìm kiếm. Mất nhiều thời gian cho một vài tên miền được liệt kê trong danh sách của công cụ tìm kiếm và nếu ai đó đã tiến hành công việc đó cho bạn thì bạn hãy sẵn sàng tận dụng điều này ngay khi được tiếp quản tên miền.

Lợi thế thứ ba là rất có khả năng có những tên miền chứa từ khoá cần thiết, phù hợp mục tiêu và ngắn gọn. Không thể và rất khó khăn để tìm một tên miền chưa được đăng ký với cụm từ ngắn gọn, dễ nhớ và thậm chí nếu bạn có một ý tưởng từ khoá đặc biệt trong đầu. Tuy nhiên, nhiều người sở hữu tên miền đã đăng ký những tên miền này để đầu cơ hơn là sử dụng lâu dài nên họ mong muốn bán đi. Cách duy nhất để có được nhữnng tên miền hấp dẫn này là mua chúng.

Chọn tên miền đúng cho doanh nghiệp của bạn kinh doanh trên Internet có thể vừa hấp dẫn vừa đầy thách thức, nhưng nếu bạn bỏ thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về các tên miền có sẵn thì bạn có thể mua được món hời và khởi sự công việc kinh doanh với một ưu thế.

Các khái niệm cơ bản về Web hosting


Web hosting hoặc có thể gọi ngắn gọn là hosting là khái niệm chỉ một không gian lưu trữ trên máy chủ đơn vị tính bằng Megabyte (MB). Không gian lưu trữ đó thực chất chính là dung lượng đĩa cứng trên máy chủ. Tuỳ vào gói hosting (package) mà dung lượng sẽ khác nhau. Ví dụ như 100, 500 MB hoặc lên đến hàng Gigabyte (GB). Ngoài dung lượng đĩa cứng, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: 

Hệ điều hành (OS) của máy chủ : hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và Windows. Giá cả của một gói hosting bị chi phối khá nhiều vào OS (có thể lên đến 40-50%). Hosting sử dụng Linux sẽ rẻ hơn vài lần so với hosting Windows. Hosting Linux thường sử dụng để chạy các web sử dụng mã nguồn PHP và CSDL MySql. Hosting Windows chạy các mã nguồn viết bằng ASP 3.0, ASP.NET và CSDL MS Access hoặc MS SQL Server.
 
Băng thông (Bandwidth, BW): là lưu lượng dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ và môi trường Internet. Ví dụ bạn chia sẻ một tập tin có kích thước 10 Mb và có 5 người download nó. Thì điều này có nghĩa bạn tốn 10 Mb dung lượng đĩa cứng để lưu trữ tập tin trên và BW của bạn đã sử dụng 5 x 10 = 50 Mb cho 5 người download nó.
 
Domains add-on: số lượng domain bạn có thể trỏ (point) tới hosting.
 
Email accounts: số lượng email đi kèm với hosting
 
FTP accounts: số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên hosting.

Vì sao nên dùng Email Server thay vì Email Hosting ?


Email Hosting là dịch vụ chuyên dụng, chúng tôi thiết kế riêng cụm máy chủ chỉ dùng cho Email nên việc sử dụng chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt. Bạn có thể quan tâm những vấn đề sau:

- Có máy chủ dự phòng trong trường hợp có sự cố
- Email đính kèm tập tin lớn gởi nhanh hơn rất nhiều, dung lượng hộp thư lớn hơn
- Nhiều tính năng, thông số để người quản trị kiểm soát người dùng và thư từ

Email kèm theo Web Hosting được cung cấp không có sự ràng buộc về chất lượng. Trên thực tế, có khá nhiều khách hàng lợi dung Email này để gởi thư rác, quảng cáo... điều này sẽ ảnh hưởng đến những người dùng khác trên cùng Server, có thể là bạn?
 

Email Hosting (Mail Plus) và Email Server Riêng.

Email Server Riêng thừa hưởng mọi tính năng của Email Hosting (Mail Plus), Server của bạn sẽ chạy trên môi trường Cloud, tài nguyên được đảm bảo cho mọi giao dịch về Email mà bạn không cần quan tâm hay thắc mắc về cấu hình máy chủ là gì.

Với Email Server Riêng, bạn có thể dùng thêm 5 tên miền phụ với danh sách người dùng riêng cho mỗi tên miền. Chúng tôi có thể cài đặt cho bạn những chính sách riêng về bảo mật, sao lưu, các bộ lọc hay định tuyến email... những việc này đối với Email Hosting dùng chung là không thể được.

Mua Tên miền (Domain) và Hosting để làm gì ?

Gần đây trong cộng đồng mạng tranh cãi về việc có nên mua tên miền và hosting ở chung một nhà đăng ký tên miền và hosting cũng như có nên mua tên miền và hosting cùng thời điểm hay không. Điều này gây phân vân rất nhiều cho khách hàng khi phải ra quyết định mua tên miền và hosting để đưa website mình mới thiết kế vào vận hành.

Mua tên miền và hosting để làm website giới thiệu doanh nghiệp : Mua cùng lúc cả tên miền và hosting trước khi thiết kế web hoặc tốt nhất là chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting nào có chương trình mua host tặng web hoặc mua tên miền tặng web. Tránh trường hợp thiết kế web xong rồi mới đi tìm mua nhà cung cấp dịch vụ tên miền và hosting hoặc mua trước tên miền. Điều này đảm bảo khi gia hạn sẽ không bị sai sót và mất tên miền (điều xảy ra rất phổ biến khi mua tên miền và hosting lệch thời điểm trong trường hợp này).

    Mua tên miền và hosting để phát triển một dự án thương mại điện tử : Nên mua cùng lúc sau khi đã hoàn tất giai đoạn thiết kế, demo beta và trước thời điểm vận hành chính thức khoảng một đến hai tháng. Tránh trường hợp mua tên miền và hosting trước đến khi dự án hoàn thành thì không phù hợp (thay đổi tên miền, thay đổi đặc tính kỹ thuật yêu cầu hosting, cloud vps, cloud server).

    Mua tên miền để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp : không cần thiết mua thêm hosting cho mỗi tên miền mua thêm. Mục đích mua nhiều tên miền là để bảo vệ cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên môi trường mạng.

    Mua tên miền để thực hiện SEO : trường hợp này chắc chắn cần mua thêm hosting cùng lúc để tiện cho việc quản lý danh sách website vệ tinh phục vụ dự án.

    Mua tên miền để đầu cơ và bán lại 

    Mua hosting để chứa dữ liệu : không cần thiết mua tên miền, lúc này xem như hosting đóng vai trò của một dung lượng và sử dụng địa chỉ IP tĩnh để truy xuất vào.

    Mua hosting để chạy một chiến dịch quảng cáo, truyền thông nhất định : mua cùng thời điểm với tên miền và ở cùng một nhà cung cấp là giải pháp hiệu quả nhất, tránh việc phải liên hệ quá nhiều đầu mối khi có rắc rối xảy ra trong sự kiện.

    Mua hosting để demo và phát triển dự án ở giai đoạn ban đầu : không cần thiết mua tên miền cùng lúc vì có thể nhu cầu về tên miền và lưu trữ dữ liệu chính thức khi triển khai là khác so với giai đoạn text.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Đánh giá chất lượng của Hosting như thế nào ?


Các thống số quyết định chật lượng hệ thống hosting

- hosting phải có một dung lượng lớn để có thể chứa được tệp tin của website bao gồm các dữ liệu : các trao đổi giữa người dùng và website, dữ liệu khách hàng , dữ liệu hình ảnh, dữ liệu video , dữ liệu bài viết ... trên website . dung lượng của 1 gói host chất lượng cao có thể đến vài chục GB
- host phải có băng thông đủ lớn để phục vụ các trao đổi, lượt vào website của khách hàng diễn ra trên web của mình .Mọi gói web hosting khủng có thể không giới hạn băng thông hoặc băng thông vào khoảng vài trăm GB
- host phải có giao diện quản lý dễ dàng sử dụng, giúp những người quản lý host không giỏi về công nghệ thông tin cũng có thể vận hành được
- hosting phải hỗ trợ đầy đủ các ngôn ngữ lập trình .net, asp, php,html,css....
- Host khuyến mãi có hỗ trợ giao thức FTP có thể cập nhật website bất cứ lúc nào
- web hosting có hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ , tiện ích thêm, bớt , xóa account email và các tinh năng như webmail, forward mail tự động , gửi mail tự động , pop3 email...vì nhiều website tính hợp các chức năng thanh toán , đặt hàng trực tiếp trên website và gửi mail tự động về cho khách hàng.
- Hosting linux không được phép tự động chèn baner, link ẩn khi chưa được sử đồng ý của chủ website: một số nhà cung cấp web hosting đã có hành vi chèn code ẩn vào trong website của khách hàng .
- host phải hỗ trợ các công cụ để thống kê trang web

Các yêu cầu về Sever  cung cấp hosting

-Sever máy chủ cung cấp, cho đăng ký host phải luôn được chăm sóc cẩn thận hoạt động 24/24 không được phép hỏng hóc .
1 hệ thống cung cấp web hosting it nhất phải có 2 dải IP , hoặc 2 Máy sever trở lên để khi 1 máy chủ , dải IP bị lỗi thì chuyển website của khách hàng sang Máy chủ thứ 2 và khắc phục sự cố Máy sever hỏng .
-Máy sever phải có cấu hình cao có thể hoạt động liên tục không ngừng nghỉ trong thời gian dài
-Máy chủ luôn luôn phải có người quản lý , chăm sóc hàng ngày.Kiểm tra khi có lỗi phải tiến hành xử lý ngay

Gói hosting Unlimited (Không giới hạn) có thực sự là cần thiết không?

Thời gian gần đây, khi lĩnh vực khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày thì đòi hỏi mỗi cá nhân phải áp dụng khoa học công nghệ thì mới đạt được hiệu quả kinh doanh.


Nhưng khi doanh nghiệp của bạn đã xây dựng được nội dung trang web của mình thì lại xuất hiện lo ngại là :
- chất lượng hosting mình đang lựa chọn có dung lượng đủ lớn để lưu trữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh...của web không
- có bandwidth thoải mái để truy cập vào website nhanh chóng không.
- hỗ trợ các công cụ ngôn ngữ lập trình.
- cập nhật trang web bằng giao thức FTP vào bất kỳ thời điểm nào..
- phải thống kê được tình hình truy cập web
- không bị chèn quảng cáo của các công ty khác

Phần đông đều muốn nghĩ tới việc chọn cho mình gói hosting không giới hạn để có được dung lượng, bandwidth vô cùng lớn
Nhưng trong số ít người dùng biết rằng mua host không giới hạn chỉ là một thuật ngữ để quảng cáo thu hút với những người mới bắt đầu sử dụng hosting.
Vẫn nói là không giới hạn nhưng thực chất không có gì là không giới hạn cả mà nếu cái này không bị giới hạn thì cái khác sẽ bị giới hạn.
Theo như cá nhân mình nghĩ thì dù có không giới hạn hay không cũng cần thiết, mà cái chính là bạn áp dụng hết được những cái mà người ta nói là không giới hạn đó.

Nhiều nhà cung cấp host hiện nay thường hay sử dụng khẩu ngữ " băng thông không giới hạn, dung lượng không giới hạn, Unlimited Bandwidth, Unlimited Space..." chỉ để quảng cáo dịch vụ của họ nhằm thu hút người sử dụng
Ngoài các host chất lượng thì còn rất nhiều nhà cung cấp khác sử dụng khẩu hiệu này chỉ để quảng cáo mà thôi
Muốn biết website của bạn có dùng gói host gia re dung lượng không giới hạn không thì bạn nên phân tích xem bạn sẽ làm gì khi đã có host dung lượng 100GB.
Nếu là về host thì mình thấy bạn không thể sử dụng hết được.

Còn vấn đề về băng thông, ngay cả khi trang web của bạn là công ty hoặc trang web cá nhân với mỗi bài có ít nhất 1000 lượt xem thì mình nghĩ bandwidth bạn cần là 100GB sẽ dùng thoải mái.
Tài nguyên trung bình của mỗi web cũng không nhiều nhưng tại sao tổ chức của bạn lại cứ phải đi tìm cho mình một gói host chất lượng cao không giới hạn dung lượng và băng thông chứ.

Qua bài viết này mình muốn khuyên với các bạn rằng việc sử dụng một host không giới hạn là thật sự không cần. Bạn chỉ nên xem một tháng trang web của bạn cần dùng bao nhiêu bandwidth để lựa chọn cho mình gói host vừa đủ các thông số là được.
Tránh việc đã dùng gói host không giới hạn nhưng lại không đảm bảo được chất lượng cho website của tổ chức của mình.

Chọn Hosting như thế nào để hỗ trợ Seo tốt nhất ?

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách các bạn đăng ký web hosting lựa chọn 1 hosting chất lượng cao phù hợp để hỗ trợ SEO.Nhằm đưa trang web của bạn lên vị trí xếp hạng cao của các công cụ tìm kiếm. Qua đó sẽ thu hút được thêm nhiều người ghé thăm trang web đó và có thể làm tăng doanh số bán hàng, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.


1. Sử dụng My SQL / Apache / PHP và Linux

Ngày nay thì bạn nên mua host Linux vì nó phù hợp với hầu hết các đối tượng sử dụng. Không nên thuê  thuê host từ máy chủ windows mà bạn đang tìm kiếm để có thể truy cập vào tất cả các công cụ cần thiết cho việc SEO.

2. Nên dùng 1 địa chỉ IP cố định

Theo một số chia sẻ của các công ty cung cấp host, host chất lượng cao họ cung cấp cho bạn không phải chỉ có 1 IP. Mỗi lần chia sẻ trang web của bạn trên host giá rẻ thì phải thông qua hệ thống máy chủ, có nhiều web với nội dung không lành mạnh và bị cấm để tạo thu nhập cho máy chủ đó. Vì vậy tốt nhất bạn nên nhận được địa chỉ IP duy nhất của chính mình để chánh những phiền phức đó.
hosting chất lượng cao

3. Nên đăng ký host giá rẻ trọn gói thời gian dài

Đa số các dân SEO dùng thủ đoạn xấu thì thường chỉ sử dụng các dịch vụ trong một tháng, vì họ sẽ không thể kéo dài việc này được lâu. Nhưng nếu các bạn tin tưởng sử dụng host lâu dài tại 1 công ty, họ sẽ giúp bạn chống được nhiều tin rác hơn.

4. Chắc chắn nhà cung cấp hosting chất lượng cao không phải công ty ảo

Để biết được nơi đặt máy chủ có tin cậy không thì bạn nên tìm hiểu kỹ và liên lạc trước với các nhà cung cấp host, hoặc cũng có thể qua trực tiếp công ty. Bởi có rất nhiều người gửi thư rác, họ tạo ra các host để người sử dụng lưu trữ website của mình trên đó nhưng rồi không được bao lâu web và host của bạn bị dừng hẳn vì họ.

5. Thời gian hoạt động ổn định của website

Uptime là thời gian đảm bảo cho website của bạn hoạt động bình thường trên 1 tháng . Đối với hoạt động SEO của bạn thì cần phải làm thế nào cho web không bị gián đoạn. Những gián đoạn nhỏ của webhosting chất lượng cao cũng làm cho công việc SEO của bạn khó khăn hơn, đồng thời tụt vị trí website của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy bạn phải tìm 1 nhà cung cấp host thật sự tin tưởng.

Các vấn đề quan trọng liên quan đến Hosting

Chắc hẳn các bạn cũng biết Host là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu của Website của bạn trên một máy chủ. Host gia re cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động trao đổi thông tin giữa Website với người dùng Internet. Hay nói cách khác, thuê Web Hosting cũng giống như bạn thuê văn phòng trong 1 tòa nhà vậy.
 

Để có 1 host thì trước tiên người ta phải có một server, từ server
đó có thể phân chia ra bao nhiêu host cũng được, mỗi hosting như thế chủ server có thể quy định cấu hình dung lượng và băng thông tối đa của hosting.

Hiện nay có rất nhiều công ty thiết kế website trọn gói trong đó bao gồm tên miền + hosting luôn. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế website thì không cần phải lo về webhosting vì công ty đó sẽ quản lý, bảo mật, back-up và sao lưu, phục hồi dữ liệu cho các bạn để bạn không phải suy nghĩ gì.

Host free hầu như dùng cho thiết kế website, nên các nhà cung cấp đã cài đặt phù hợp cho xây dựng trang web. Hầu như các dịch vụ Host luôn sẵn sàng cho việc các bạn upload dữ liệu của mình lên trên đó và vận hành website đó ngay. Bạn muốn biết kỹ hơn về host thì nó rất phức tạpvà bao gồm rất nhiều loại khác nhau và có chức năng khác nhau.
đăng ký hosting
Đặc trưng của host là luôn có một địa chỉ IP cố định. Còn nếu bạn truy cập vào mạng như hiện nay thì IP trên máy tính bạn luôn luôn thay đổi nên không thể lấy dữ liệu được từ máy bạn khi truy cập từ máy tính khác. Ví dụ: 210.211.125.216 là một địa chỉ IP cố định.

Hosting thường có 2 thông số cơ bản là:

a. Dung lượng của hosting: là không gian tối đa cho bạn chứa dữ liệu. Phụ thuộc vào dữ liệu website các bạn như thế nào mà chọn đăng ký host cho phù hợp.

b. Băng thông: là dung lượng dữ liệu tối đa trao đổi giữa website của bạn với người dùng hàng tháng. Nếu như trang web các bạn có lượng người truy cập đông thì bandwidth phải đủ lớn, để phục vụ việc up-date dữ liệu và dữ liệu của người dùng load về xem.

Vùng đặt server (có nghĩa là vùng đặt hosting)
Đây là yếu tố quyết định chính tới tốc độ của người truy cập. Người dùng ở Việt Nam sẽ truy cập vào web nhanh hơn nếu server đặt ở Việt Nam, nhưng những người dùng ở các quốc gia khác truy cập vào sẽ chậm hơn. Nói chung là tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn chọn cho mình loại host cho phù hợp.

Cũng giống như đăng ký tên miền thì bạn sẽ được cung cấp một Control Panel điều khiển webhosting sau khi đăng ký một hosting vào email mà bạn đã đặt mua. Các bạn nên chú ý là giữ tài khoản host này thật cẩn thận, vì nếu bị mất tài khoản thì các bạn có thể bị xóa hết toàn bộ dữ liệu, hoặc có thể mất những thông tin quan trọng trên hosting đó.
Trường hợp mất dữ liệu của trang web thì bạn phải phục hồi lại dữ liệu đã backup của hosting, hoặc bạn có thể nhờ nhà cung cấp hosting làm giúp vì họ có công cụ tự động backup website của bạn hằng ngày hoặc hàng tuần.

So sánh cPanel và Plesk

Trước đây, với những người dùng Linux, bạn có Linux cPanel VPS, Linux Plesk VPS, và một số phần mềm mã nguồn mở khác. Riêng người dùng Windows, hầu như bạn chỉ có Windows Plesk VPS là lựa chọn độc nhất. Nhưng giờ đây, cPanel cũng đã phát hành Windows Enkompass, thứ cung cấp hầu hết các tính năng của cPanel nhưng lại được cấu hình cho windows và một số cài đặt mở mang. 


Với những người dùng Linux, cPanel/WHM (WebHost Manager) vẫn là tuyển lựa control panel phổ biến nhất và được độ nhiều nhất bởi các khách hàng. Một gói cPanel VPS bao gồm cả WHM login và cPanel client login dùng để quản trị. cPanel cung cấp giao diện trực quan giúp chủ website cai quản trang của họ một cách đơn giản, trong khi đó WebHost Manager tự động hóa những thao tác quản trị máy chủ cho quản trị viên. Bằng cách này họ có thể đơn giản hóa những thao tác phức tạp, giúp cho khách hàng có thể dễ dàng quản lý tài khoản của họ. Cả những người chuyên nghiệp hoặc quản trị web nghiệp dư đều thích dùng sức mạnh mà cPanel và WHM mang lại, bao gồm cả năng kích hoạt những công nghệ web mới chỉ với một cú kích chuột. Giúp bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chóng vánh mà không gặp phải quá nhiều trở lực.

Gần đây, cPanel đã phát hành VPS Optimized (Tối ưu hóa VPS)cho những người dùng VPS. VPS Optimized chỉnh sửa các tham số về hiệu suất một cách tự động nhằm mang đến giải pháp hosting chất lượng cao tốt hơn gấp nhiều lần. Giảm thiểu dung lượng bộ nhớ tiêu thụ là mục tiêu chính của VPS Optimied 2.0. Nó có thể giảm từ 12-15Mb trong bộ nhớ, về tổng thể có thể hà tiện thêm 60% so với phiên bản trước và vẫn có thể giữ lại tuốt các tính năng của bộ cPanel/WHM thường ngày.
Phần mềm quản trị của cPanel được thiết kế để chủ sở hữu website có thể đơn giản hóa các tác vụ như tải lên và quản lý các trang web, tạo trương mục thư điện tử mới, cài đặt vận dụng trên nền web, bảo vệ trước xự xấm hại từ bên ngoài, thống kê website, cập nhật bản biên chép lỗi, cài đặt tên miền phụ, tạo thêm sub-domain và rất nhiều những tính năng liên hệ khác.


WHM – WebHost Manager được thiết kế dành cho những nhà quản trị máy chủ, đơn cử là VPS. Client của WHM cho phép bạn cài đặt và chỉnh sửa tài khoản cPanel, nhận thông tin mới nếu máy chủ bị dừng hoạt động đột ngột, cài đặt vận dụng mới, tích hợp các công nghệ web, nâng cấp apachem và thậm chí cho phép bạn ghi ấn giao diện cPanel với logo tùy biến nếu bạn có nhu cầu.
Linux Plesk VPS hay Windows Plesk VPS?

Một trong những lợi thế chính của phần mềm quản trị Plesk chính là sự đơn giản. Khác với cPanel, cần đến 2 vận dụng, một client và một phần mềm quản trị máy chủ (WHM), Plesk phối hợp cả 2 phần này bằng một địa chỉ đăng nhập độc nhất vô nhị, và nó dùng nhiều phương thức đăng nhập khác nhau để truy cập đến quyền quản trị, reseller, client, chủ tên miền, hay những thuộc tính đặc quyền gán cho địa chỉ email khăng khăng.

Phần mềm quản trị Parallels Plesk có giao diện sáng sủa và dễ dùng hơn. Những tác vụ ngay được sử dụng nhất sẽ được đưa ra giao diện chính và những tuyển lựa trên menu được xếp đặt lại, giúp bạn tìm ngay ra thứ mình cần một cách nhanh nhất. Phần mềm Parallels Plesk cũng tương trợ nhiều chủ đề và màu sắc (skin) khác nhau, song song cho người dùng khả năng thiết kế những chủ đề tùy biến, quản lý chúng trong một giao diện dựa trên trình duyệt (browser-based interface).

Từ khi Plesk 10 ra mắt, Parallels đã và đang liên tiếp cải tiến và thêm những tính năng mới nhằm giúp người dùng quản lý và sử dụng phần mềm một cách dễ dàng hơn mà không gặp phải khó khăn gì. Quản trị nhiều account FTP cho Linux. Bộ quản trị mới cho admin, một hệ thống ghi nhận để kiểm tra tình trạng của máy chủ, và một giao diện tích hợp dành cho khách hàng và chủ doanh nghiệp để quản lý hóa đơn, kho bãi, thanh toán online và kế toán.

Trong những năm trước đây, Parallels Plesk chưa có vơ những tính năng và cPanel hỗ trợ, nhưng mọi thứ đã thay đổi. Giờ đây, những tính năng cho Linux Plesk hay Windows Plesk và Linux cPanel hoặc Windows Enkompass đã gần như tương đương nhau. Như đã đề cập, sự dị biệt chính giữa hai thương hiệu là bố cục và cách sử dụng.

Vậy bạn thích cPanel hay Plesk?
So sánh giữa cPanel 11.28 và Parallels Plesk 10, chúng tôi khuyên bạn sử dụng Linux cPanel VPS cho người dùng Linux và Windows Plesk VPS cho những người dùng client Windows. Lý do của chúng tôi rất đơn giản, với Linux, cPanel là phần mềm được dùng rộng rãi nhất và uy tín nhất. Với Windows, thì đó là Windows Plesk.

VPS có thể làm được những việc gì ?


VPS dùng để làm gì ?
- Lưu trữ website đa dịch vụ
- Máy chủ game ( gaming server )
- Tạo các sandbox (môi trường ảo) để giả lập viết code, phân tích virus …
- Lưu trữ phần mềm/website theo yêu cầu
- Phát triển platform
- Lưu trữ website lớn hoặc phổ biến, nhiều người truy cập
- Dùng làm máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu
- Dùng làm máy chủ email
- Lưu trữ web thương mại điện tử có khả năng phát triển, mở rộng trong tương lai.
- Các chương trình truyền thông trực tiếp
- Lưu trữ dữ liệu như một ổ lưu trữ

Những ưu điểm khi sử dụng dịch vụ máy chủ ảo

- Kích hoạt sử dụng nhanh chóng.
- Tiết kiệm và tối ưu phí cho việc duy trì dịch vụ máy chủ riêng.
- Toàn quyền quản lý máy chủ (Root Access, Reboot, Console, Build, Rebuild, Shutdown, Restart, Logs .etc)
- Chính sách Hỗ trợ giảm giá dịch vụ bản quyền cPanel, Plesk, Directadmin, CloudLinux và quản trị máy chủ khi sử dụng dịch vụ VPS.
- Hỗ trợ các tính năng cao cấp như High Availability, Flexibility, Autoscaling, Load Balancer, Snapshot, Backup, Automated Tiered Storage.
- Sử dụng phần cứng máy chủ và hệ thống lữu trữ dữ liệu tụ họp chuyên dụng SAN (Storage Area Network).
- Dễ dàng nâng cấp và quản lý máy chủ qua giao diện web-based .
- Hỗ trợ tối đa các hệ điều hành CentOS, Windows Server, FreeBDS, Ubuntu, Debian, etc.
- Hệ thống được thiết kế với nhiều lớp bảo vệ giúp tăng khả năng bảo mật thông tin dữ liệu.

Các lỗi thường gặp khi ảo hóa.

Hiện nay ảo hoá đã trở thành một trong những công nghệ chính trong nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự đơn giản trong triển khai có thể mang lại nhiều vấn đề. Dưới đây là các lỗi thường gặp khi ảo hoá.


1. Ảo hoá trên thiết bị cũ kỹ
Microsoft Hyper-V và VMware ESX Server có thể cài đặt trên nền tảng cũ. Tuy nhiên, trên những nền tảng được đảm bảo bởi các bộ xử lý mới hơn thì các chức năng như Second Level Address Translation (SLAT) và Nested Page Tables (NPT) có khả năng nâng cao đáng kể hiệu suất ảo hoá, chuyển giao việc chăm sóc thiết bị trong quá trình dịch địa chỉ bộ nhớ trong máy ảo khách sang địa chỉ của bộ nhớ động vật lý.

2. Cài đặt phần mềm diệt virus lên đĩa cứng ảo       
Việc sử dụng phần mềm diệt virus là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, phần mềm diệt virus quét ổ đĩa cứng máy ảo (VHD), có thể làm giảm hiệu suất của nó. Hãy chắc chắn rằng bạn đã ngắt các VHD khỏi quá trình quét của hệ thống cơ sở.

3. Bỏ qua sao lưu máy ảo khách
Có thể tạo bản copy máy tính ảo trên mức host (máy chủ lưu trữ) mà không phải ngưng phiên làm việc của người dùng và đảm bảo khả năng phục hồi nhẹ sau các hỏng hóc. Nhưng, thậm chí trong trường hợp này, các bản copy dự phòng ở mức host cũng không thể được coi là phiên bản thay thế cho hệ thống máy khách. Những ứng dụng như Microsoft SQL Server và SharePoint cần có bản copy trên hệ thống máy khách để bảo vệ dữ liệu của người dùng.

4. Hệ thống an ninh host không phù hợp
Mọi người thường tập trung để ý vào hệ thống an ninh máy khách nhưng tổ chức hệ thống bảo vệ máy chủ là vấn đề quan trọng hơn vì host có quyền truy cập vào mọi nguồn lực của máy khách. Host cần có hệ thống an ninh vật lý. Hơn nữa, mọi nguồn lực trên đó cần được bảo vệ tương ứng với nguyên tắc đặc quyền tối thiểu.

5. Thường xuyên sử dụng cài đặt mặc định
Lỗi khác thường gặp là tiếp nhận mù quáng các cài đặt mặc định. Thường chúng ta thay đổi vị trí các máy tính ảo được đề xuất theo mặc định, từ DAS sang SAN. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm đến bộ xử lý, dung lượng bộ nhớ và đĩa cứng cũng như sơ đồ mạng của máy ảo để chúng tương ứng với chất tải của máy ảo cụ thể.


6. Chất tải lên bộ xử lý host không phù hợp
Ảo hoá cho phép đạt tỷ lệ sử dụng thiết bị cao hơn so với sử dụng máy chủ vật lý. Và không gì ngăn việc tăng chất tải lên bộ xử lý của hệ thống cơ sở từ hàng loạt máy ảo. Trong trường hợp lý tưởng, phải đảm bảo tách được một nhân bộ xử lý cho mỗi máy ảo. Windows Server Resource Monitor có thể cung cấp cho bạn quan sát nhanh về tình hình chất tải của bộ xử lý và các nhân của nó.
Ảo hoá đã trở thành một trong những công nghệ chính trong nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự đơn giản trong triển khai có thể mang lại nhiều vấn đề. Dưới đây là 10 lỗi thường gặp khi ảo hoá.

7. Dung lượng bộ nhớ host không phù hợp
Bộ nhớ động là yếu tố hạn chế chính đối với việc khởi động cùng lúc vài máy ảo vì mỗi máy tính ảo đều cần bộ nhớ cho mình từ bộ nhớ vật lý. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn có đầy đủ số lượng bộ nhớ động cho máy tính ảo trong host mà bạn định khởi động. Ngoài ra, cần có đủ nhiều bộ nhớ cho nhu cầu của host.

8. Thiếu các card mạng trên host
Một lỗi thường gặp khác, đặc biệt trong các dự án liên kết máy chủ (server), là số lượng card mạng không đủ cho host. Khi liên kết các máy chủ, toàn bộ lưu lượng dữ liệu mạng từ các máy ảo sẽ đi qua các card mạng của host. Có thể, bạn không cần các card mạng theo tương quan 1 – 1 nhưng lưu lượng dữ liệu từ số lượng lớn các máy ảo sẽ dễ dàng bị quá tải do thiếu card mạng.

9. Quá nhiều máy ảo trên cùng một cụm (Cluster Shared Volume)
CSV (Cluster Shared Volume) là chức năng mới trong Windows Server 2008 cho phép vài máy ảo sử dụng cùng một LUN (Logical Unit Number – khối điều khiển logic). Theo mặc định, mọi máy ảo đều hướng về cùng một CSV. Điều đó có thể không quan trọng với các chất tải nhỏ nhưng với chất tải nghiêm túc hơn như từ SQL Server thì đòi hỏi nhiều CSV hơn. Về vấn đề này, cần lưu ý rằng hiệu suất của hệ thống đĩa phụ thuộc vào số lượng đĩa nên việc sử dụng lưu trữ ngoài với số đĩa lớn sẽ đảm bảo hiệu suất cao hơn.

VPS và Dedicated Server có gì khác nhau ?


Dedicated Server (máy chủ riêng): Có thể nói là giải pháp tối ưu cho việc vận hành website, hệ thống e-mail và các giải pháp trực tuyến khác của doanh nghiệp.

Ưu điểm:
Doanh nghiệp sử dụng độc lập một hệ thống riêng, không chia sẻ với ai và đặc biệt sức tải của server có thể mở rộng không giới hạn (dựa vào những công nghệ cho phép kết hợp khả năng điện toán của nhiều server,…), không hạn chế việc cài đặt những phần mềm đặc thù cho một số ngành nghề đặc biệt.

Virtual Private Server (VPS): 
Là một công nghệ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Có thể hiểu VPS như một giải pháp dung hòa giữa Share Hosting và Dedicated Server theo cả nghĩa chi phí và cách thức vận hành. VPS hoạt động với phần tài nguyên được chia sẻ theo từng phân vùng khác nhau trên một Hardware Node (máy chủ vật lý gốc) nhưng hoàn toàn độc lập như một Dedicated Server, có hệ điều hành và trình quản trị riêng, không chịu ảnh hưởng của các EasyServer khác cùng Hardware Node và ngược lại. Doanh nghiệp sử dụng máy chủ ảo VPS cũng có quyền cao nhất (Root Access) để quản trị hệ thống một cách toàn diện nhất, tùy ý cài đặt, vận hành các phần mềm bất kỳ lên VPS, trong khi đây là điều bị hạn chế, thậm chí cấm kỵ đối với dịch vụ Share Hosting.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Máy chủ Bootrom là gì?


Máy chủ Bootrom là một giải pháp hữu hiệu cho việc quản lý quán net game.
Mặc dù ngày nay nó không còn quá mới mẻ và xa lạ với cộng đồng net game nói chung, nhưng những ưu điểm và sự tiện lợi của công nghệ này đem lại là không thể phủ nhận. Giải pháp Bootrom được phát triển từng ngày bởi cộng đồng và nó đã xóa bỏ những nghi ngờ trước kia về một giải pháp mạng mà các máy con không cần phải ôm theo "gã ổ cứng khó tính và nặng nề". Theo thống kê thì 90% quán net game mới mở đều lựa chọn việc sử dụng máy chủ Bootrom để nhằm giảm bớt chi phí cũng như thuận lợi trong việc quản lý và bảo trì.

Chúng ta chỉ cần hiểu một cách đơn giản, công nghệ này giống như một đoàn tàu, đầu tàu phụ trách tất cả mọi mọi công đoạn điều khiển, tiếp nhiên liệu và vận hành tất cả các toa tàu khác. Các toa tàu chỉ cần có sự móc nối và được kéo trên đường ray bởi đầu tàu. Công nghệ Bootrom cũng vậy, một máy chủ Bootrom sẽ phụ trách các công việc quản lý, cung cấp môi trường hệ điều hành, cập nhật các phiên bản game và các máy con không cần phải sử dụng ổ cứng, chúng chỉ việc sử dụng các tài nguyên của máy chủ dưới dạng môi trường ảo thông qua mạng Lan.
 

Bandwidth (Băng thông) là gì?

Bandwidth là khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ. Đây còn được hiểu là băng thống giữa bộ nhớ của VGA và GPU. Chỉ số này phụ thuộc vào xung của bộ nhớ và Bus bộ nhớ. Chú ý rằng bandwidth không phụ thuộc vào dung lượng RAM trên card màn hình. Chỉ số này càng cao càng tốt.
 

Băng thông bộ nhớ là dung lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể xử lý mỗi giây. Thí dụ: DDR400 có băng thông 3200 MB/s hay DDR333 (2700 MB/s). Bạn chú ý, đó là lý do mà người ta còn gọi DDR400 là DDR PC3200 hay DDR333 (PC2700). Hiện nay, DDR3 1.1 GHz có băng thông tới 35,2 GB/s.

Thông số memory bandwidth được sử dụng cho cái gì?

Những điều cơ bản về băng thông bộ nhớ (memory bandwidth)
Một trong những điều bạn cần phải xem xét khi lựa chọn một card màn hình là băng thông bộ nhớ của RAM. Băng thông bộ nhớ cơ bản là tốc độ của RAM. Nó được đo bằng gigabyte mỗi giây (GB/s). Băng thông bộ nhớ càng cao, thì càng tốt. Một card màn hình với băng thông bộ nhớ cao cho hình ảnh chất lượng cao.Băng thông bộ nhớ được xác định bởi đồng hồ bộ nhớ, và chiều rộng bộ nhớ. Đồng hồ bộ nhớ là tốc độ xung nhịp của chip nhớ. Hiện tại chip nhớ có tốc độ xung nhịp dao động từ khoảng 167 MHz đến 1000 MHz. Các loại bộ nhớ phổ biến nhất là tốc độ dữ liệu tăng gấp đôi (DDR) có nghĩa là nó chuyển hai giá trị bộ nhớ cho mỗi chu kỳ đồng hồ bộ nhớ. Ngoài ra còn có các loại như DDR DDR2, GDDR3, GDDR4. 

Hãy cẩn thận về băng thông bộ nhớ (memory bandwidth) khi mua card màn hình có cấu hình thấp
Nếu bạn kiểm tra bảng card màn hình một cách cẩn thận, bạn sẽ nhận thấy rằng có một số card màn hình cấu hình thấp. Chiều rộng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu của GPU. Nhưng các nhà sản xuất card màn hình thường sử dụng bộ nhớ RAM bằng một nửa chiều rộng có sẵn trên GPU, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất. Thật không may, rất nhiều các trang web bán các card màn hình không cho bạn biết chiều rộng bộ nhớ hoặc cung cấp cho bạn một giá trị không chính xác.

Tìm hiểu về RAM máy chủ (server)

Ram máy chủ (server) hay còn được gọi là  bộ nhớ máy chủ là 1 thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ 1 linh kiện trong hệ điều hành máy tính, Ram máy chủ thường sử dụng trong hệ thống máy chủ hay system máy chủ.  Ram máy chủlà linh kiện khá quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình  được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời
 

Có khá nhiều loại Ram trên thị trường với nhiều hãng sản xuất khác nhau, về cơ bản thì Ram có 2 loại chính là  SDR (Single Data Rate) SDRAM  và DDR (Double Data Rate) SDRAM. Cấu trúc của hai loại Ram server này khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Riêng đối với các loại Ram máy chủ (server) thì  loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp .

Ram máy chủ có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra nhất là đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần  duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục cho máy là diều rất quan trọng, do đó Ram máy chủ có ECC được rất nhiều người lựa chọn.
 

Các thông số của 1 Ram máy chủ :

- Tốc độ (speed): Là tốc độ hoạt động, xử lý dữ liệu của 1 Ram server. Hiện nay ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV...

- Độ trễ (Latency) hay còn gọi là CAS (Column Address Strobe) latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

- Tần số làm tươi (Refresh Rate): Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

Cách thức hoạt động của công nghệ ảo hóa server


Điểm cốt lõi của công nghệ ảo hóa là máy ảo (VM), đó là một phần mềm riêng biệt bao gồm hệ điều hành và ứng dụng bên trong. Bởi vì mỗi máy ảo là độc lập và riêng biệt, nên nhiều máy ảo có thê chạy đồng thời trên cùng một máy chủ. Có các lớp mỏng phần mềm gọi là hypervisor tách riêng các máy ảo từ host và các máy ảo được cấp phát tài nguyên tự động theo yêu cầu sử dụng.

Cấu trúc này giúp cân bằng khả năng điện toán để mang lại:

- Nhiều ứng dụng chạy trên cùng một server, mỗi máy ảo được lập trình trên máy chủ, do đó nhiều ứng dụng và các hệ điều hành có thể cùng lúc chạy trên một host.

- Tối đa hóa công suất sử dụng và tối thiểu hóa số server: Mỗi máy chủ vật lý được sử dụng với đầu đủ công suất, cho phép giảm đáng kể chi phí nhờ sử dụng tối đa server.

- Cấp phát tài nguyên và ứng dụng nhanh chóng, dễ dàng. Máy ảo được triển khai chỉ trong một file chứa đầy đủ phần mềm với cơ chế đơn giản là copy và paste. Điều này mang đến sự đơn giản ,nhanh chóng và linh hoạt chưa từng có cho việc quản lý và cung cấp hạ tầng CNTT. Máy ảo thậm chí có thể di chuyển sang một server vật lý khác trong khi vẫn chạy, hoạt động bình thường. Doanh nghiệp có thể ảo hóa những ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, sự ổn định, khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí.

Tìm hiểu về DDos

Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) có thể mô tả như hành động ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó. Nó bao gồm làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ… mà mục đích cuối cùng là máy chủ (Server) không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm (Client).

DdoS có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ, thậm chí cả một hệ thống mạng rất lớn. Về bản chất thực sự của DoS, kẻ tấn công sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ… và làm mất khả năng xử lý các yêu cầu dịch vụ từ các client khác.

Cách phổ biến và cũng hay gặp nhất của tấn công DOS là khi một kẻ tấn công cố gắng làm "ngập lụt: mạng của bạn bằng cách gởi những dòng dữ liệu lớn tới mạng hay máy chủ website của bạn. Khi bạn gõ một URL của một website cụ thể vào trình duyệt, bạn sẽ gởi một yêu cầu tới máy chủ của website đó để xem nội dung trang web. Máy chủ web chỉ có thể xử lý một số yêu cầu cùng một lúc, như vậy nếu như một kẻ tấn công gởi quá nhiều các yêu cầu để làm cho máy chủ đó bị quá tải và nó sẽ không thể xử lý các yêu cầu khác của bạn. Đây chính là một cuốc tấn công "từ chối dịch vụ" vì bạn không thể truy cập vào trang web hay dịch vụ đó nữa.

Trong một cuộc tấn công DDOS, một kẻ tấn công không chỉ sử dụng máy tính của mình mà còn lợi dụng hay sử dụng hợp pháp các máy tính khác. Bằng việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật hay các điểm yếu của ứng dụng, một kẻ tấn công có thể lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn. Sau đó họ có thể lợi dụng máy tính của bạn để gởi các dữ liệu hay các yêu caauf với số lượng lớn vào một trang web hoặc gởi các thư rác đến một địa chỉ email cụ thể. Gọi là tấn công "phân tán - Distributes" vì kẻ tấn công có thể sử dụng nhiều máy tính, bao gồm cả chính bạn để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.

VPN - Mạng riêng ảo là gì?

Ngày nay, nhu cầu truy cập từ xa (ngoài văn phòng công ty) vào hệ thống dữ liệu, thông tin để làm việc ngày càng phổ biến. Đó là nhu cầu rất thiết thực, giúp con người chủ động hơn trong công việc. Để đáp ứng nhu cầu đó, VPN đã ra đời.


VPN - Mạng riêng ảo là gì?

Mạng riêng ảo hay VPN (Virtual Private Network) là một mạng dành riêng để kết nối các máy tính lại với nhau thông qua mạng Internet công cộng. Những máy tính tham gia mạng riêng ảo sẽ "nhìn thấy nhau" như trong một mạng nội bộ - LAN (Local Area Network).

Internet là một môi trường công cộng, việc chia sẻ dữ liệu có tính riêng tư thông qua Internet là cực kỳ nguy hiểm vì những dữ liệu đó có thể dễ dàng bị rò rỉ, bị ăn cắp... Tuy nhiên, VPN là giao thức trợ giúp việc kết nối các máy tính lại với nhau thông qua một kênh truyền dẫn dữ liệu (tunel) riêng đã được mã hóa nên đảm bảo được tính riêng tư, bảo mật của dữ liệu.
 

Các ứng dụng của VPN

1. Remote Access: Truy cập từ xa thông qua Internet vào mạng của công ty để chia sẻ dữ liệu cũng như thực thi các ứng dụng nội bộ.

2. Site-to-Site: Nếu công ty có nhiều văn phòng, việc kết nối các mạng lại với nhau thành một mạng thống nhất sẽ đem lại hiệu quả ấn tượng trong việc quản lý & chia sẻ thông tin.

3. Intranet/ Internal VPN: Được sử dụng để truyền tải, trao đổi thông tin riêng tư cần được bảo mật giữa một hoặc một số bộ phận trong công ty, không để những bộ phận không liên quan biết.

Những thành phần cần thiết để cấu hình VPN

- User Authentication: Cơ chế xác thực, chỉ cho phép những người dùng có ID và mật khẩu hợp lệ mới được truy cập vào hệ thống, kết nối làm việc với VPN.

- Adress Management: Sau khi truy cập vào VPN, người dùng sẽ được cung cấp địa chỉ IP hợp lệ để có thể truy cập và sử dụng tài nguyên mạng nội bộ.

- Data Encryption: Cung cấp giải pháp mã hoá thông tin dữ liệu nhằm đảm bảo tính riêng tư và bảo mật khi các user trao đổi, làm việc với nhau.

- Key Management: Cung cấp giải pháp quản lý các khoá (key) cần thiết phục vụ cho quá trình mã hoá và giải mã dữ liệu.

Nếu muốn hệ thống thông tin nội bộ được bảo mật, an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc cho nhân viên bên ngoài văn phòng thì VPN là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp.

Lựa chọn máy chủ ảo phù hợp cho doanh nghiệp

Các nhà sản xuất và cung cấp máy chủ hiện nay đã nỗ lực đơn giản hóa sản phẩm của mình để tạo sự thân thiện hơn với khách hàng, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày nay, muốn cấu hình một hệ thống máy chủ vật lý phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng thì cần phải trải qua quá trình cài đặt khá rắc rối. Vì thế công nghệ máy chủ ảo ra đời giúp cho doanh nghiệp tránh được những rắc rối ấy, vậy làm sao để lựa chọn máy chủ ảo phù hợp cho doanh nghiệp?
 

Thuê dịch vụ máy chủ ảo nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp không phải tốn một khoản chi phí khổng lồ ban đầu cho hệ thống máy chủ. Ngoài ra sẽ thông cần thiết phải thuê nguyên đội ngũ nhân viên để điều hành bảo trì hệ thống vì đã có công ty đứng ra quản lý và chăm sóc hệ thống này. Ngoài ra dịch vụ máy chủ ảo còn tăng khả năng lưu trữ không giới hạn một cách nhanh chóng cũng như tính bảo mật về hệ thống cao.

Máy chủ ảo có giá cả hợp lý nhưng vẫn vận hành mạnh mẽ, dễ dàng cài đặt quản lý để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Vì thế máy chủ ảo là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn sử dụng máy chủ có chi phí thấp, quản lý dễ dàng mở rộng linh hoạt. Tuỳ vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn các máy chủ có cấu hình khác nhau, việc thu hẹp hay mở rộng máy chủ ảo cũng rất nhanh chóng, chỉ mất vài phút.

Hiện nay trên thị trường dịch vụ máy chủ ảo điện toán đám mây với những ưu điểm vượt trội hơn máy chủ ảo VPS ở độ ổn định, thời gian uptime cao hơn. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn máy chủ ảo đám mây (hay vẫn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Cloud Server) cho hệ thống CNTT của mình.

Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước xâm nhập vào thị trường điện toán đám mây đầy tiềm năng này, tích cực tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín, tạp dựng được niềm tin trong lòng khách hàng về tương lai công nghệ của Việt Nam.

Sự khác biệt giữa Window Hosting và Linux Hosting ?

Danh sách ứng dụng, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu... được hỗ trợ trong mỗi nền tảng Windows và Linux rất khác nhau. Tuy nhiên trong xu thế hosting hỗn hợp hiện nay, không có nhiều điểm thực sự khác biệt giữa Linux và Windows, nếu bạn không có kiến thức tốt thì rất có thể bạn sẽ nhầm lẫn và mua nhầm gói hosting không như ý bạn.  
 

Sự khác biệt giữa hosting Linux và Windows là gì?

Điểm khác biệt đầu tiên là cách thức bạn truy cập vào máy chủ. Nói chung cả hai đều hỗ trợ FTP - cách truy cập phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có Linux là hỗ trợ telnet hoặc ssh. Dù vậy, điểm này không quan trọng với đa số người dùng. Rất ít người cần telnet hoặc ssh để thực hiện một số lệnh hay sửa đổi trực tiếp trên máy chủ. Hơn nữa, đa số đều có thể thực hiện sự thay đổi ở máy tính cá nhân, sau đó dùng ftp, telnet hoặc ssh để chuyển lên máy chủ.

Điểm khác biệt thứ hai là Linux và Windows hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau. Trong khi Linux thường có xu hướng hỗ trợ PHP, Perl và CGI thì Windows lại đi kèm với ColdFusion, ASP và .NET. Dù vậy, bạn cũng không gặp mấy khó khăn khi tìm hosting Linux hỗ trợ Mono (giúp chạy ứng dụng .NET trên Linux), hay là tìm hosting Windows hỗ trợ PHP, Perl. Tương tự với hệ cơ sở dữ liệu, cả hai đều hỗ trợ MySQL. Nhưng nếu dùng Access hay MS SQL, bạn sẽ phải cần hosting Windows. Ngay cả khi bạn dùng chung một ngôn ngữ lập trình, cú pháp cho Linux và Windows cũng khác nhau. Thí dụ, trong Linux bạn dùng "/" để phân cách thư mục, còn với Windows là dấu ngược lại: "\". Hãy chú ý đến các chi tiết này khi thiết kế ứng dụng. Tốt nhất, hãy luôn dùng dấu "/" vốn được cả Linux lẫn Windows hỗ trợ trong đa số trường hợp.

Điểm khác biệt thứ ba là về mặt bảo mật, nhiều người có xu hướng chỉ trích Windows có quá nhiều lỗ hổng. Thực tế thì số lỗi bảo mật của Linux và Windows cũng tương đương nhau, nhưng Linux vá nhanh hơn nhờ tính miễn phí và nguồn mở của mình. Các hosting Windows thì thường chỉ vá lỗi mỗi khi có bản Service Pack mới (thường thì mỗi năm mới ra một bản). Ngoài ra, việc bảo mật còn phụ thuộc vào quản trị mạng. Với một người quản trị tốt thì Website của bạn sẽ luôn an toàn cho dù bạn dùng hệ điều hành nào đi nữa.

Vì vậy, tốt hơn hết, hãy chọn một dịch vụ hosting dựa theo các chức năng mà nhà cung cấp đưa ra, hơn là dựa vào hệ điều hành họ sử dụng. Tuy nhiên, nếu Website của bạn yêu cầu một ngôn ngữ nhất định nào đó, hãy thận trọng kiểm tra trước khi đăng kí dịch vụ. Thường thì các hợp đồng hosting kéo dài ít nhất 1 năm. Cuối cùng, nội dung Website là quan trọng hơn cả. Người dùng không quan tâm bạn sử dụng Linux hay Windows.

Chọn nhà cung cấp Hosting sao cho hợp lí ?

Đối với những khách hàng có nhu cầu thấp thì việc thuê Server là không cần thiết mà thuê Hosting mới là lựa chọn tốt nhất để vận hành website hay hệ thống email của công ty hoặc của cá nhân. Một nhà cung cấp hosting phải đảm bảo hosting của bạn hoạt động 24/24 và bảo mật an toàn chống DDOS... Sau đây mình xin chia sẽ đến các bạn một số lưu ý khi chọn nhà cung cấp hosting sao cho chất lượng.
 

Nên chọn nhà cung cấp hosting nào?
Rõ ràng với các gói dịch vụ vô cùng đa dạng được cung cấp bởi nhiều công ty hosting (lưu trữ website) khác nhau thì thật khó để bạn chọn được dịch vụ và nhà cung cấp uy tín chất lượng. Thậm chí cả khi nếu bạn là một người am hiểu trong lĩnh vực này thì tôi cũng tin chắc rằng bạn có thể sẽ vẫn phải đối mặt với một số khó khăn trong việc chọn nhà cung cấp hosting lý tưởng bởi có quá nhiều mức giá khác nhau được các nhà cung cấp đưa ra. Nói về sự lý tưởng, bạn có tin tưởng rằng có nhà cung cấp hosting lý tưởng hay không? Rõ ràng là không có nhà cung cấp nào là lý tưởng đối với mọi người. Hãy nên nhớ rằng, mỗi người thường tìm kiếm mỗi thứ khác nhau. Một người có thể nói công ty A là nhà cung cấp rất tốt, tin cậy nhưng người khác lại nghĩ rằng công ty B mới tốt hơn. Vì vậy, việc đánh giá một nhà cung cấp lý tưởng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào mỗi người.

Điều quan trọng nhất đối với một website và hệ thống email là nó phải hoạt động 24/24 để bạn không bỏ lỡ bất cứ khách hàng hay thông tin quan trọng nào từ khách hàng. Vì vậy, việc chọn một nhà cung cấp tin cậy để bảo đảm cho website luôn luôn được truy cập tốt là một điều quan trọng. Website được bảo vệ và duy trì truy cập 24/24 thì điều đó cũng có nghĩa là người dùng cũng tin tưởng vào địa chỉ website của bạn và ngày càng truy cập đông hơn.

Bảo mật trong CNTT là điều tối quan trọng, bạn luôn phải bảo vệ nguồn dữ liệu của mình khỏi những nguy cơ bị xâm nhập và truy cập trái phép. Vì vậy, một nhà cung cấp hosting tổt phải là nhà cung cấp có các chính sách lọc virus và Spam rõ ràng. Đây chính là áp dụng câu nói “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Vì vậy, phải chuẩn bị trước để bảo vệ bạn tránh được các tấn công của virus và mã nguy hiểm cho website của bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được những điều bổ ích cần thiết cho câu hỏi của mình.

Hiện nay công nghệ điện toán đám mây đã ra đời và thực hiện một cuộc cách mạng trong CNTT. Cloud Hosting là sản phẩm ưu việt hơn so với hosting thông thường nhờ có tính bảo mật cao hơn, mở rộng linh hoạt và vận hành ổn định hơn rất nhiều. Vấn đề là ở Việt Nam lại có rất ít nhà cung cấp cloud hosting đủ tên tuổi và uy tín để khách hàng lựa chọn.

Khái niệm cơ bản về Cloud Server

Trước hết thì Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo (máy chủ VPS) nhưng được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây). Với những tính năng tiên tiến của công nghệ Cloud Computing giúp cho sản phẩm máy chủ Cloud Server có thêm nhiều tính năng vượt trội hơn so với những dòng máy chủ trước đây.
 

Tất cả những loại máy chủ trước đây đều có một giới hạn dung lượng nhất định, và việc nâng cấp thêm dung lượng cho máy chủ là việc khá khó và mất khá nhiều thời gian để thực hiện điều này, trong những lúc như thế máy chủ buộc phải tạm dùng hoạt động, gây ảnh hưởng rất nhiều cho doanh nghiệp cũng như người sử dụng. Bên cạnh đó, khi bạn có dự án triển khai thiết lập một ứng dụng hay gì đó mà phải có mặt máy chủ thì mới có thể thực hiện, khi đó bạn buộc phải mua/thuê thêm một hay nhiều chiếc máy chủ mới chứ không thể dùng chung với những máy chủ đang chạy những ứng dụng hay dự án khác. Tương tự như thế, cứ 1 dự án là một máy chủ, đối với nhiều doanh nghiệp lớn chi phí thuê (thậm chí là mua) thêm cũng không là vấn đế đề gì, nhưng điều đáng nói ở đây là việc quản lý nhiều máy chủ cùng một lúc như thế thì rất phiền tối.

Việc sử dụng những loại máy chủ thông thường như trước đây vẫn còn tồn tại rất nhiều những khuyết điểm khác. Nhưng với loại máy chủ Cloud Server có thể loại bớt được một số vấn đề bất cập thường thấy đó và chắc chắn là có thể thay thế hoàn toàn những loại máy chủ thông thường trước đây kể cả máy chủ ảo-VPS. Việc nâng cấp tài nguyên của Cloud Sever hết sức đơn giản và nhanh gọn, việc nâng cấp tài nguyên chỉ diễn ra tròng vài phút, và trong thời gian nâng cấp cũng không cần bảo trì máy chủ. Tất cả những dự án có thể triển khai trên cùng một loại máy chủ, không đủ tài nguyên thì có thể nâng cấp thêm, gần như không có giới hạn.
 

Những tính năng và thông số nổi bật của Cloud Server

Quản lý dễ dàng

Cloud Server cung cấp cho bạn giao diện quản lý Server trên nền tảng Web 2.0 với đầy đủ các tính năng trên trình duyệt, bạn toàn quyền quản lý tài nguyên, cài đặt lại Server,…. và các tính năng năng khác.

Truy cập từ xa

Bạn có thể truy cập, quản ý cũng như chia sẻ dữ liệu ở bất cứ đâu thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop có kết nối mạng.

Tính sẵn sàng cao

Hệ thống Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các Server, hệ thống tự động chuyển đổi giữa các server khi mà một trong các Server gặp sự cố. Nghĩa lài một khi một. Sever trong Cloud  gặp trục trặc không thể kế nối, thì hệ thống sẽ chuyển tất cả những dữ liệu trong server bị hỏng đó qua những tài nguyên đang rỗi trong Cloud.

Khả năng mở rộng dễ dàng

Nếu doanh nghiệp cần cài thêm tài nguyên để thực hiện việc nào đó, bạn không cần phải thuê máy chủ mới, doanh nghiệp bạn có quyền được nâng cấp tài nguyên cho Cloud của mình, một cách  tiện lợi và nhanh chóng giúp bạn có thể nâng cấp Server theo nhu cầu sử dụng của mình.

Cấu hình cao và chuyên dụng

Cloud Server sử dụng hệ thống Server chuyên dụng của các hãng sản xuất hàng đầu như  Cisco, Dell, IBM và SuperMicro với cấu hình cao và nền tảng network vững chắc.

Hệ điều hành riêng
 

Bạn có thể yêu cầu cài đặt Linux CentOS, Ubuntu, Fedora... hay bất kỳ hệ điều hành nào được hỗ trợ công khai.

Điện toán đám mây (Cloud Computing) sẽ chiếm lĩnh thị trường

Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ từ lưu trữ văn phòng cũng như những tính toán thông dụng khác... cùng với sự bùng nổ của các ứng dụng, việc khai thác thế mạnh của điện toán đám mây ngày càng trở nên thông dụng và thiết yếu hơn trong các doanh nghiệp. Với xu hướng đó, chắc chắn các doanh nghiệp rồi cũng sẽ dần chuyển một phần hệ thống IT của mình lên “đám mây” vấn đề ở đây chỉ là thời gian. Vậy nguyên do gì doanh nghiệp phải làm như vậy? Họ sẽ được gì khi chuyển đổi từ hệ thống IT truyền thống sang "đám mây"?


Rõ ràng là chúng ta đang ở giữa một đợt chuyển mình của công nghệ với trào lưu di chuyển mọi thứ “lên mây” dựa vào công nghệ điện toán đám mây, từ máy tính để bàn đến thiết bị di động, từ những thứ hiện hữu sang những gì có thể được lập trình.

Lấy một ví dụ dễ hiểu để minh chưng cho điều này, những bước chuyển mình này cũng giống như một giai đoạn trong thời kì biến động của Trái đất. Một vụ nổ trong kỉ Cambri đã khiến cho một thời hưng thịnh của thế giới động vật tiền sử đột ngột bị hủy diệt, và rồi từ đó bắt đầu mầm mống tiến hóa của thế giới ngày nay. Thì công nghệ điện toán đám mây chính là điểm tựa để thế giới thực hiện bước chuyển mình trong lĩnh vực công nghệ trong tương lai.

Sự bùng nổ công nghệ mở ra với Web cũng theo một quỹ đạo như vậy. Quả bóng dot-com được bơm căng quá mức cuối cùng đã nổ tung, và từ đó Web 2.0 ra đời trong thế giới của JavaScript, HTML5, NoSQL, và API RESTful, làm nền tảng cho điện toán đám mây của ngày hôm nay và đám mây này sẽ là nền tảng cho ứng dụng khác trong tương lai sau. Hay nói cách khác, những gì còn lại sau vụ nổ công nghệ giúp đặt nền móng cho thế hệ mới của điện toán doanh nghiệp.
 

Xây dựng một thế giới mới trên công nghệ đám mây

Sự gia tăng của các thiết bị thông minh, như smartphone, tablet, thiết bị theo dõi sức khỏe… Các loại thiết bị cá nhân này có năng lực tính toán mạnh mẽ được dùng ngày càng phổ biến hơn, cho công việc và lẫn mục đích cá nhân. Chính vì vậy, việc tạo ra những ứng dụng có thể chạy trên bất cứ thiết bị nào là cần thiết và công nghệ đám mây chính là điểm đến của mục địch này.
Điều người dùng mong đợi giờ đây là những ứng dụng tiện ích, thân thiện, dễ dàng tương tác và thời của các ứng dụng theo kiểu Windows đã qua rồi. Nếu không thể phát triển các ứng dụng đáp ứng được yêu cầu đó, người dùng sẽ sử dụng điện toán đám mây và các công cụ miễn phí để tạo ra các ứng dụng riêng cho chính mình.

Những nhà phát triển ứng dụng đang có nhiều công cụ trong tầm tay để lựa chọn, từ các ngôn ngữ lập trình chức năng đến nguồn tài nguyên vô tận trong đám mây. Nhưng những công cụ này cần đạt đến phạm vi lớn người sử dụng, cũng như số lượng ngày càng tăng của các thiết bị. Sự phát triển của các công cụ theo dõi sự kiện và sàng lọc hàng petabyte dữ liệu sẽ giúp cung cấp thông tin phản hồi để xác định những gì đang hoạt động, và những gì cần làm. Hệ thống học máy (học tự động - learning system) ở quy mô đám mây sẽ là một thành phần thiết yếu để triển khai Internet of things (IoT), quản lí thông tin từ hàng ngàn nguồn và xác định chính xác những gì là quan trọng.