Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Tìm hiểu về RAM máy chủ (server)

Ram máy chủ (server) hay còn được gọi là  bộ nhớ máy chủ là 1 thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ 1 linh kiện trong hệ điều hành máy tính, Ram máy chủ thường sử dụng trong hệ thống máy chủ hay system máy chủ.  Ram máy chủlà linh kiện khá quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình  được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời
 

Có khá nhiều loại Ram trên thị trường với nhiều hãng sản xuất khác nhau, về cơ bản thì Ram có 2 loại chính là  SDR (Single Data Rate) SDRAM  và DDR (Double Data Rate) SDRAM. Cấu trúc của hai loại Ram server này khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Riêng đối với các loại Ram máy chủ (server) thì  loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp .

Ram máy chủ có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra nhất là đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần  duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục cho máy là diều rất quan trọng, do đó Ram máy chủ có ECC được rất nhiều người lựa chọn.
 

Các thông số của 1 Ram máy chủ :

- Tốc độ (speed): Là tốc độ hoạt động, xử lý dữ liệu của 1 Ram server. Hiện nay ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV...

- Độ trễ (Latency) hay còn gọi là CAS (Column Address Strobe) latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

- Tần số làm tươi (Refresh Rate): Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

Cách thức hoạt động của công nghệ ảo hóa server


Điểm cốt lõi của công nghệ ảo hóa là máy ảo (VM), đó là một phần mềm riêng biệt bao gồm hệ điều hành và ứng dụng bên trong. Bởi vì mỗi máy ảo là độc lập và riêng biệt, nên nhiều máy ảo có thê chạy đồng thời trên cùng một máy chủ. Có các lớp mỏng phần mềm gọi là hypervisor tách riêng các máy ảo từ host và các máy ảo được cấp phát tài nguyên tự động theo yêu cầu sử dụng.

Cấu trúc này giúp cân bằng khả năng điện toán để mang lại:

- Nhiều ứng dụng chạy trên cùng một server, mỗi máy ảo được lập trình trên máy chủ, do đó nhiều ứng dụng và các hệ điều hành có thể cùng lúc chạy trên một host.

- Tối đa hóa công suất sử dụng và tối thiểu hóa số server: Mỗi máy chủ vật lý được sử dụng với đầu đủ công suất, cho phép giảm đáng kể chi phí nhờ sử dụng tối đa server.

- Cấp phát tài nguyên và ứng dụng nhanh chóng, dễ dàng. Máy ảo được triển khai chỉ trong một file chứa đầy đủ phần mềm với cơ chế đơn giản là copy và paste. Điều này mang đến sự đơn giản ,nhanh chóng và linh hoạt chưa từng có cho việc quản lý và cung cấp hạ tầng CNTT. Máy ảo thậm chí có thể di chuyển sang một server vật lý khác trong khi vẫn chạy, hoạt động bình thường. Doanh nghiệp có thể ảo hóa những ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, sự ổn định, khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí.

Tìm hiểu về DDos

Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS (Denial of Service) có thể mô tả như hành động ngăn cản những người dùng hợp pháp khả năng truy cập và sử dụng vào một dịch vụ nào đó. Nó bao gồm làm tràn ngập mạng, mất kết nối với dịch vụ… mà mục đích cuối cùng là máy chủ (Server) không thể đáp ứng được các yêu cầu sử dụng dịch vụ từ các máy trạm (Client).

DdoS có thể làm ngưng hoạt động của một máy tính, một mạng nội bộ, thậm chí cả một hệ thống mạng rất lớn. Về bản chất thực sự của DoS, kẻ tấn công sẽ chiếm dụng một lượng lớn tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ… và làm mất khả năng xử lý các yêu cầu dịch vụ từ các client khác.

Cách phổ biến và cũng hay gặp nhất của tấn công DOS là khi một kẻ tấn công cố gắng làm "ngập lụt: mạng của bạn bằng cách gởi những dòng dữ liệu lớn tới mạng hay máy chủ website của bạn. Khi bạn gõ một URL của một website cụ thể vào trình duyệt, bạn sẽ gởi một yêu cầu tới máy chủ của website đó để xem nội dung trang web. Máy chủ web chỉ có thể xử lý một số yêu cầu cùng một lúc, như vậy nếu như một kẻ tấn công gởi quá nhiều các yêu cầu để làm cho máy chủ đó bị quá tải và nó sẽ không thể xử lý các yêu cầu khác của bạn. Đây chính là một cuốc tấn công "từ chối dịch vụ" vì bạn không thể truy cập vào trang web hay dịch vụ đó nữa.

Trong một cuộc tấn công DDOS, một kẻ tấn công không chỉ sử dụng máy tính của mình mà còn lợi dụng hay sử dụng hợp pháp các máy tính khác. Bằng việc lợi dụng các lỗ hổng bảo mật hay các điểm yếu của ứng dụng, một kẻ tấn công có thể lấy quyền kiểm soát máy tính của bạn. Sau đó họ có thể lợi dụng máy tính của bạn để gởi các dữ liệu hay các yêu caauf với số lượng lớn vào một trang web hoặc gởi các thư rác đến một địa chỉ email cụ thể. Gọi là tấn công "phân tán - Distributes" vì kẻ tấn công có thể sử dụng nhiều máy tính, bao gồm cả chính bạn để thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ.

VPN - Mạng riêng ảo là gì?

Ngày nay, nhu cầu truy cập từ xa (ngoài văn phòng công ty) vào hệ thống dữ liệu, thông tin để làm việc ngày càng phổ biến. Đó là nhu cầu rất thiết thực, giúp con người chủ động hơn trong công việc. Để đáp ứng nhu cầu đó, VPN đã ra đời.


VPN - Mạng riêng ảo là gì?

Mạng riêng ảo hay VPN (Virtual Private Network) là một mạng dành riêng để kết nối các máy tính lại với nhau thông qua mạng Internet công cộng. Những máy tính tham gia mạng riêng ảo sẽ "nhìn thấy nhau" như trong một mạng nội bộ - LAN (Local Area Network).

Internet là một môi trường công cộng, việc chia sẻ dữ liệu có tính riêng tư thông qua Internet là cực kỳ nguy hiểm vì những dữ liệu đó có thể dễ dàng bị rò rỉ, bị ăn cắp... Tuy nhiên, VPN là giao thức trợ giúp việc kết nối các máy tính lại với nhau thông qua một kênh truyền dẫn dữ liệu (tunel) riêng đã được mã hóa nên đảm bảo được tính riêng tư, bảo mật của dữ liệu.
 

Các ứng dụng của VPN

1. Remote Access: Truy cập từ xa thông qua Internet vào mạng của công ty để chia sẻ dữ liệu cũng như thực thi các ứng dụng nội bộ.

2. Site-to-Site: Nếu công ty có nhiều văn phòng, việc kết nối các mạng lại với nhau thành một mạng thống nhất sẽ đem lại hiệu quả ấn tượng trong việc quản lý & chia sẻ thông tin.

3. Intranet/ Internal VPN: Được sử dụng để truyền tải, trao đổi thông tin riêng tư cần được bảo mật giữa một hoặc một số bộ phận trong công ty, không để những bộ phận không liên quan biết.

Những thành phần cần thiết để cấu hình VPN

- User Authentication: Cơ chế xác thực, chỉ cho phép những người dùng có ID và mật khẩu hợp lệ mới được truy cập vào hệ thống, kết nối làm việc với VPN.

- Adress Management: Sau khi truy cập vào VPN, người dùng sẽ được cung cấp địa chỉ IP hợp lệ để có thể truy cập và sử dụng tài nguyên mạng nội bộ.

- Data Encryption: Cung cấp giải pháp mã hoá thông tin dữ liệu nhằm đảm bảo tính riêng tư và bảo mật khi các user trao đổi, làm việc với nhau.

- Key Management: Cung cấp giải pháp quản lý các khoá (key) cần thiết phục vụ cho quá trình mã hoá và giải mã dữ liệu.

Nếu muốn hệ thống thông tin nội bộ được bảo mật, an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm việc cho nhân viên bên ngoài văn phòng thì VPN là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp.

Lựa chọn máy chủ ảo phù hợp cho doanh nghiệp

Các nhà sản xuất và cung cấp máy chủ hiện nay đã nỗ lực đơn giản hóa sản phẩm của mình để tạo sự thân thiện hơn với khách hàng, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngày nay, muốn cấu hình một hệ thống máy chủ vật lý phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng thì cần phải trải qua quá trình cài đặt khá rắc rối. Vì thế công nghệ máy chủ ảo ra đời giúp cho doanh nghiệp tránh được những rắc rối ấy, vậy làm sao để lựa chọn máy chủ ảo phù hợp cho doanh nghiệp?
 

Thuê dịch vụ máy chủ ảo nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp không phải tốn một khoản chi phí khổng lồ ban đầu cho hệ thống máy chủ. Ngoài ra sẽ thông cần thiết phải thuê nguyên đội ngũ nhân viên để điều hành bảo trì hệ thống vì đã có công ty đứng ra quản lý và chăm sóc hệ thống này. Ngoài ra dịch vụ máy chủ ảo còn tăng khả năng lưu trữ không giới hạn một cách nhanh chóng cũng như tính bảo mật về hệ thống cao.

Máy chủ ảo có giá cả hợp lý nhưng vẫn vận hành mạnh mẽ, dễ dàng cài đặt quản lý để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Vì thế máy chủ ảo là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn sử dụng máy chủ có chi phí thấp, quản lý dễ dàng mở rộng linh hoạt. Tuỳ vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn các máy chủ có cấu hình khác nhau, việc thu hẹp hay mở rộng máy chủ ảo cũng rất nhanh chóng, chỉ mất vài phút.

Hiện nay trên thị trường dịch vụ máy chủ ảo điện toán đám mây với những ưu điểm vượt trội hơn máy chủ ảo VPS ở độ ổn định, thời gian uptime cao hơn. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn máy chủ ảo đám mây (hay vẫn được biết đến với tên gọi quen thuộc là Cloud Server) cho hệ thống CNTT của mình.

Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước xâm nhập vào thị trường điện toán đám mây đầy tiềm năng này, tích cực tạo ra các sản phẩm chất lượng, uy tín, tạp dựng được niềm tin trong lòng khách hàng về tương lai công nghệ của Việt Nam.

Sự khác biệt giữa Window Hosting và Linux Hosting ?

Danh sách ứng dụng, ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu... được hỗ trợ trong mỗi nền tảng Windows và Linux rất khác nhau. Tuy nhiên trong xu thế hosting hỗn hợp hiện nay, không có nhiều điểm thực sự khác biệt giữa Linux và Windows, nếu bạn không có kiến thức tốt thì rất có thể bạn sẽ nhầm lẫn và mua nhầm gói hosting không như ý bạn.  
 

Sự khác biệt giữa hosting Linux và Windows là gì?

Điểm khác biệt đầu tiên là cách thức bạn truy cập vào máy chủ. Nói chung cả hai đều hỗ trợ FTP - cách truy cập phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, chỉ có Linux là hỗ trợ telnet hoặc ssh. Dù vậy, điểm này không quan trọng với đa số người dùng. Rất ít người cần telnet hoặc ssh để thực hiện một số lệnh hay sửa đổi trực tiếp trên máy chủ. Hơn nữa, đa số đều có thể thực hiện sự thay đổi ở máy tính cá nhân, sau đó dùng ftp, telnet hoặc ssh để chuyển lên máy chủ.

Điểm khác biệt thứ hai là Linux và Windows hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau. Trong khi Linux thường có xu hướng hỗ trợ PHP, Perl và CGI thì Windows lại đi kèm với ColdFusion, ASP và .NET. Dù vậy, bạn cũng không gặp mấy khó khăn khi tìm hosting Linux hỗ trợ Mono (giúp chạy ứng dụng .NET trên Linux), hay là tìm hosting Windows hỗ trợ PHP, Perl. Tương tự với hệ cơ sở dữ liệu, cả hai đều hỗ trợ MySQL. Nhưng nếu dùng Access hay MS SQL, bạn sẽ phải cần hosting Windows. Ngay cả khi bạn dùng chung một ngôn ngữ lập trình, cú pháp cho Linux và Windows cũng khác nhau. Thí dụ, trong Linux bạn dùng "/" để phân cách thư mục, còn với Windows là dấu ngược lại: "\". Hãy chú ý đến các chi tiết này khi thiết kế ứng dụng. Tốt nhất, hãy luôn dùng dấu "/" vốn được cả Linux lẫn Windows hỗ trợ trong đa số trường hợp.

Điểm khác biệt thứ ba là về mặt bảo mật, nhiều người có xu hướng chỉ trích Windows có quá nhiều lỗ hổng. Thực tế thì số lỗi bảo mật của Linux và Windows cũng tương đương nhau, nhưng Linux vá nhanh hơn nhờ tính miễn phí và nguồn mở của mình. Các hosting Windows thì thường chỉ vá lỗi mỗi khi có bản Service Pack mới (thường thì mỗi năm mới ra một bản). Ngoài ra, việc bảo mật còn phụ thuộc vào quản trị mạng. Với một người quản trị tốt thì Website của bạn sẽ luôn an toàn cho dù bạn dùng hệ điều hành nào đi nữa.

Vì vậy, tốt hơn hết, hãy chọn một dịch vụ hosting dựa theo các chức năng mà nhà cung cấp đưa ra, hơn là dựa vào hệ điều hành họ sử dụng. Tuy nhiên, nếu Website của bạn yêu cầu một ngôn ngữ nhất định nào đó, hãy thận trọng kiểm tra trước khi đăng kí dịch vụ. Thường thì các hợp đồng hosting kéo dài ít nhất 1 năm. Cuối cùng, nội dung Website là quan trọng hơn cả. Người dùng không quan tâm bạn sử dụng Linux hay Windows.

Chọn nhà cung cấp Hosting sao cho hợp lí ?

Đối với những khách hàng có nhu cầu thấp thì việc thuê Server là không cần thiết mà thuê Hosting mới là lựa chọn tốt nhất để vận hành website hay hệ thống email của công ty hoặc của cá nhân. Một nhà cung cấp hosting phải đảm bảo hosting của bạn hoạt động 24/24 và bảo mật an toàn chống DDOS... Sau đây mình xin chia sẽ đến các bạn một số lưu ý khi chọn nhà cung cấp hosting sao cho chất lượng.
 

Nên chọn nhà cung cấp hosting nào?
Rõ ràng với các gói dịch vụ vô cùng đa dạng được cung cấp bởi nhiều công ty hosting (lưu trữ website) khác nhau thì thật khó để bạn chọn được dịch vụ và nhà cung cấp uy tín chất lượng. Thậm chí cả khi nếu bạn là một người am hiểu trong lĩnh vực này thì tôi cũng tin chắc rằng bạn có thể sẽ vẫn phải đối mặt với một số khó khăn trong việc chọn nhà cung cấp hosting lý tưởng bởi có quá nhiều mức giá khác nhau được các nhà cung cấp đưa ra. Nói về sự lý tưởng, bạn có tin tưởng rằng có nhà cung cấp hosting lý tưởng hay không? Rõ ràng là không có nhà cung cấp nào là lý tưởng đối với mọi người. Hãy nên nhớ rằng, mỗi người thường tìm kiếm mỗi thứ khác nhau. Một người có thể nói công ty A là nhà cung cấp rất tốt, tin cậy nhưng người khác lại nghĩ rằng công ty B mới tốt hơn. Vì vậy, việc đánh giá một nhà cung cấp lý tưởng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào mỗi người.

Điều quan trọng nhất đối với một website và hệ thống email là nó phải hoạt động 24/24 để bạn không bỏ lỡ bất cứ khách hàng hay thông tin quan trọng nào từ khách hàng. Vì vậy, việc chọn một nhà cung cấp tin cậy để bảo đảm cho website luôn luôn được truy cập tốt là một điều quan trọng. Website được bảo vệ và duy trì truy cập 24/24 thì điều đó cũng có nghĩa là người dùng cũng tin tưởng vào địa chỉ website của bạn và ngày càng truy cập đông hơn.

Bảo mật trong CNTT là điều tối quan trọng, bạn luôn phải bảo vệ nguồn dữ liệu của mình khỏi những nguy cơ bị xâm nhập và truy cập trái phép. Vì vậy, một nhà cung cấp hosting tổt phải là nhà cung cấp có các chính sách lọc virus và Spam rõ ràng. Đây chính là áp dụng câu nói “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”. Vì vậy, phải chuẩn bị trước để bảo vệ bạn tránh được các tấn công của virus và mã nguy hiểm cho website của bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được những điều bổ ích cần thiết cho câu hỏi của mình.

Hiện nay công nghệ điện toán đám mây đã ra đời và thực hiện một cuộc cách mạng trong CNTT. Cloud Hosting là sản phẩm ưu việt hơn so với hosting thông thường nhờ có tính bảo mật cao hơn, mở rộng linh hoạt và vận hành ổn định hơn rất nhiều. Vấn đề là ở Việt Nam lại có rất ít nhà cung cấp cloud hosting đủ tên tuổi và uy tín để khách hàng lựa chọn.

Khái niệm cơ bản về Cloud Server

Trước hết thì Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo (máy chủ VPS) nhưng được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây). Với những tính năng tiên tiến của công nghệ Cloud Computing giúp cho sản phẩm máy chủ Cloud Server có thêm nhiều tính năng vượt trội hơn so với những dòng máy chủ trước đây.
 

Tất cả những loại máy chủ trước đây đều có một giới hạn dung lượng nhất định, và việc nâng cấp thêm dung lượng cho máy chủ là việc khá khó và mất khá nhiều thời gian để thực hiện điều này, trong những lúc như thế máy chủ buộc phải tạm dùng hoạt động, gây ảnh hưởng rất nhiều cho doanh nghiệp cũng như người sử dụng. Bên cạnh đó, khi bạn có dự án triển khai thiết lập một ứng dụng hay gì đó mà phải có mặt máy chủ thì mới có thể thực hiện, khi đó bạn buộc phải mua/thuê thêm một hay nhiều chiếc máy chủ mới chứ không thể dùng chung với những máy chủ đang chạy những ứng dụng hay dự án khác. Tương tự như thế, cứ 1 dự án là một máy chủ, đối với nhiều doanh nghiệp lớn chi phí thuê (thậm chí là mua) thêm cũng không là vấn đế đề gì, nhưng điều đáng nói ở đây là việc quản lý nhiều máy chủ cùng một lúc như thế thì rất phiền tối.

Việc sử dụng những loại máy chủ thông thường như trước đây vẫn còn tồn tại rất nhiều những khuyết điểm khác. Nhưng với loại máy chủ Cloud Server có thể loại bớt được một số vấn đề bất cập thường thấy đó và chắc chắn là có thể thay thế hoàn toàn những loại máy chủ thông thường trước đây kể cả máy chủ ảo-VPS. Việc nâng cấp tài nguyên của Cloud Sever hết sức đơn giản và nhanh gọn, việc nâng cấp tài nguyên chỉ diễn ra tròng vài phút, và trong thời gian nâng cấp cũng không cần bảo trì máy chủ. Tất cả những dự án có thể triển khai trên cùng một loại máy chủ, không đủ tài nguyên thì có thể nâng cấp thêm, gần như không có giới hạn.
 

Những tính năng và thông số nổi bật của Cloud Server

Quản lý dễ dàng

Cloud Server cung cấp cho bạn giao diện quản lý Server trên nền tảng Web 2.0 với đầy đủ các tính năng trên trình duyệt, bạn toàn quyền quản lý tài nguyên, cài đặt lại Server,…. và các tính năng năng khác.

Truy cập từ xa

Bạn có thể truy cập, quản ý cũng như chia sẻ dữ liệu ở bất cứ đâu thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop có kết nối mạng.

Tính sẵn sàng cao

Hệ thống Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các Server, hệ thống tự động chuyển đổi giữa các server khi mà một trong các Server gặp sự cố. Nghĩa lài một khi một. Sever trong Cloud  gặp trục trặc không thể kế nối, thì hệ thống sẽ chuyển tất cả những dữ liệu trong server bị hỏng đó qua những tài nguyên đang rỗi trong Cloud.

Khả năng mở rộng dễ dàng

Nếu doanh nghiệp cần cài thêm tài nguyên để thực hiện việc nào đó, bạn không cần phải thuê máy chủ mới, doanh nghiệp bạn có quyền được nâng cấp tài nguyên cho Cloud của mình, một cách  tiện lợi và nhanh chóng giúp bạn có thể nâng cấp Server theo nhu cầu sử dụng của mình.

Cấu hình cao và chuyên dụng

Cloud Server sử dụng hệ thống Server chuyên dụng của các hãng sản xuất hàng đầu như  Cisco, Dell, IBM và SuperMicro với cấu hình cao và nền tảng network vững chắc.

Hệ điều hành riêng
 

Bạn có thể yêu cầu cài đặt Linux CentOS, Ubuntu, Fedora... hay bất kỳ hệ điều hành nào được hỗ trợ công khai.

Điện toán đám mây (Cloud Computing) sẽ chiếm lĩnh thị trường

Với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ từ lưu trữ văn phòng cũng như những tính toán thông dụng khác... cùng với sự bùng nổ của các ứng dụng, việc khai thác thế mạnh của điện toán đám mây ngày càng trở nên thông dụng và thiết yếu hơn trong các doanh nghiệp. Với xu hướng đó, chắc chắn các doanh nghiệp rồi cũng sẽ dần chuyển một phần hệ thống IT của mình lên “đám mây” vấn đề ở đây chỉ là thời gian. Vậy nguyên do gì doanh nghiệp phải làm như vậy? Họ sẽ được gì khi chuyển đổi từ hệ thống IT truyền thống sang "đám mây"?


Rõ ràng là chúng ta đang ở giữa một đợt chuyển mình của công nghệ với trào lưu di chuyển mọi thứ “lên mây” dựa vào công nghệ điện toán đám mây, từ máy tính để bàn đến thiết bị di động, từ những thứ hiện hữu sang những gì có thể được lập trình.

Lấy một ví dụ dễ hiểu để minh chưng cho điều này, những bước chuyển mình này cũng giống như một giai đoạn trong thời kì biến động của Trái đất. Một vụ nổ trong kỉ Cambri đã khiến cho một thời hưng thịnh của thế giới động vật tiền sử đột ngột bị hủy diệt, và rồi từ đó bắt đầu mầm mống tiến hóa của thế giới ngày nay. Thì công nghệ điện toán đám mây chính là điểm tựa để thế giới thực hiện bước chuyển mình trong lĩnh vực công nghệ trong tương lai.

Sự bùng nổ công nghệ mở ra với Web cũng theo một quỹ đạo như vậy. Quả bóng dot-com được bơm căng quá mức cuối cùng đã nổ tung, và từ đó Web 2.0 ra đời trong thế giới của JavaScript, HTML5, NoSQL, và API RESTful, làm nền tảng cho điện toán đám mây của ngày hôm nay và đám mây này sẽ là nền tảng cho ứng dụng khác trong tương lai sau. Hay nói cách khác, những gì còn lại sau vụ nổ công nghệ giúp đặt nền móng cho thế hệ mới của điện toán doanh nghiệp.
 

Xây dựng một thế giới mới trên công nghệ đám mây

Sự gia tăng của các thiết bị thông minh, như smartphone, tablet, thiết bị theo dõi sức khỏe… Các loại thiết bị cá nhân này có năng lực tính toán mạnh mẽ được dùng ngày càng phổ biến hơn, cho công việc và lẫn mục đích cá nhân. Chính vì vậy, việc tạo ra những ứng dụng có thể chạy trên bất cứ thiết bị nào là cần thiết và công nghệ đám mây chính là điểm đến của mục địch này.
Điều người dùng mong đợi giờ đây là những ứng dụng tiện ích, thân thiện, dễ dàng tương tác và thời của các ứng dụng theo kiểu Windows đã qua rồi. Nếu không thể phát triển các ứng dụng đáp ứng được yêu cầu đó, người dùng sẽ sử dụng điện toán đám mây và các công cụ miễn phí để tạo ra các ứng dụng riêng cho chính mình.

Những nhà phát triển ứng dụng đang có nhiều công cụ trong tầm tay để lựa chọn, từ các ngôn ngữ lập trình chức năng đến nguồn tài nguyên vô tận trong đám mây. Nhưng những công cụ này cần đạt đến phạm vi lớn người sử dụng, cũng như số lượng ngày càng tăng của các thiết bị. Sự phát triển của các công cụ theo dõi sự kiện và sàng lọc hàng petabyte dữ liệu sẽ giúp cung cấp thông tin phản hồi để xác định những gì đang hoạt động, và những gì cần làm. Hệ thống học máy (học tự động - learning system) ở quy mô đám mây sẽ là một thành phần thiết yếu để triển khai Internet of things (IoT), quản lí thông tin từ hàng ngàn nguồn và xác định chính xác những gì là quan trọng.

6 Yếu tố quan trọng cần quan tâm khi lựa chọn thuê máy chủ ảo VPS

Khi đã quyết định sử dụng máy chủ ảo thì những điều sau đây bạn cần phải lưu ý trước khi lựa chọn thuê máy chủ ảo VPS.
 

Yếu tố 1: VPS được quản lý hay không?

Với shared hosting thì bạn không có quyền truy cập root vào server, nhưng với việc sử dụng VPS thì toàn bộ máy chủ ảo này sẽ được bàn giao sang cho bạn. Chính vì vậy mà bạn sẽ phải cần một ai đó quản lý server.

Nếu bạn là người quản lý, bạn luôn phải đảm bảo rằng máy chủ của bạn sẽ hoạt động ổn định một cách mạnh mẽ và liên tục. Nếu phần mềm máy chủ bị lỗi, hoặc những vấn đề về bảo mật thâm nhập hệ thống, bạn phải trực tiếp xử lý vấn đề đó. Vì vậy, nếu bạn là một người am hiểu về cách thức hoạt động và làm việc của máy chủ VPS thì bạn không cần mua thêm dịch vụ quản trị hoặc thuê thêm người để quản lý. Còn nếu không, hãy chịu khó đầu tư thêm một chút.
Xem thêm: Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt Nam
Hãy tìm hiểu chính sách trước về giá cũng như những ưu đãi của nhà cung cấp trước khi quyết định thuê/mua sản phẩm. Vì biên độ giá cho VPS có kèm theo dịch vụ quản trị sẽ có sự giao động giữa các nhà cung cấp và tiêu chí cũng sẽ khác nhau giữa các gói dịch vụ.

Yếu tố 2: Windows hay Linux

Một điều mà các bạn cần phải lưu ý đến là hệ điều hành của máy chủ. Trong đó Windows và Linux là hai hệ điều hành phổ biến của loại máy chủ VPS. Linux là một phần mềm mã nguồn mở và rẻ hơn Windows. Máy chủ trên nền tảng Linux cũng linh hoạt và hỗ trợ nhiều loại ứng dụng hơn. Vì vậy Linux là một lựa chọn tốt  trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số ứng dụng được hỗ trợ tốt hơn trên Windows. Vì vậy nếu bạn có ý định cài đặt hoặc sử dụng những ứng dụng đó bạn nên lựa chọn sử dụng VPS trên nền tảng Windows.

Yếu tố 3: Cấu hình máy chủ

Cấu hình của máy chủ đóng vai trong quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ của website hoặc ứng dụng của bạn. Bao nhiêu RAM sẽ được dùng, nên chọn loại vi xử lý nào, dung lượng ổ cứng sẽ được sử dụng là bao nhiêu…tất cả yếu tố đó đều quan trọng. Một điều bạn cần biết đó là việc nạng cấp một VPS là cực kỳ khó khăn và một điều đặt biệt là là máy chủ có phần cứng mạnh hơn, CPU hiện đại hơn…không có nghĩa là VPS của bạn sẽ chạy nhanh hơn. Tùy theo chính sách chia sẻ tài nguyên của nhà cung cấp, bạn nên quan tâm đến tính dự phòng, số nhân (core) CPU và tốc độ tối đa được cấp phát (tính bằng GHz).

Yếu tố 4: Dự phòng và mở rộng

Khả năng dự phòng được hiểu là có một nguồn tài nguyên dự trữ có sẵn, đặc biệt ở trung tâm dữ liệu. Nếu nguồn điện xảy ra sự cố sụp nguồn thì máy phát và hệ thống UPS nên được chuẩn bị sẵn, nếu dịch vụ của ISP bị gián đoạn thì một số giải pháp thay thế nên được chuẩn bị sẵn, nếu máy chủ bị quá tải thì những server khác nên được chuẩn bị sẵn… trường hợp tăng đột biến lưu lượng trên server. Cả hai yếu tốt này kết hợp với nhau sẽ góp phần giúp cho hiệu suất hệ thống ổn định hơn, tránh sập web.

Yếu tố 5: Lưu lượng băng thông cho phép


Hầu hết nhà cung cấp dịch vụ VPS đều áp đặt một lượng băng thông nhất định cho máy chủ của bạn, nếu muốn thêm thì phải trả tiền. Nếu bạn chọn một VPS lưu trữ web, hãy chắc chắn bạn không trả quá nhiều tiền trong khi gói dịch vụ cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.

Yếu tố 6: Hỗ trợ khách hàng


Dù rằng bạn thuê máy chủ VPS là loại tốt nhất và hoạt động đang rất ổn định, những trong suốt thời gian sử dụng thì một số vấn đề nhỏ vẫn sẽ xảy ra. Trong những tình huống như thế, để giải quyết vấn đề bạn cần một có sự hỗ trợ từ bên phía nhà cung cấp,. Nếu họ không thể cung cấp sự hỗ trợ 24/7 thì đây thật sự là một điều nguy hại cực lớn đối với bạn. Hãy thử tưởng tượng, nếu máy chủ bạn có chút vấn đề không thể hoạt động được khiến cho website bạn cũng không thể nào truy cập được, mà chờ mãi không thấy nhà cung cấp cho người đến xử lý, bạn sẽ mất nhiều khách hàng tiềm năng. Tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra đội ngũ hỗ trợ khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ trước khi quyết định có trả tiền cho họ hay không.